Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

Chủ đề   RSS   
  • #589905 23/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2002 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Nội dung trên đã cho chúng ta thấy một sự thật hiện nay tại một số công ty phải liên tục chạy doanh số. Và để lấp đầy công việc còn đang dở dang ở công ty của lao động nữ khi mang thai nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thay thế vị trí đó để đẩy lao động nữ sau khi sinh trở lại làm một công việc khác.
     
    bao-ve-thai-san
     
    Không lạ khi nhiều nhân viên nữ đa phần thuộc lĩnh vực kinh doanh dễ rơi vào trừng hợp trên sẽ bị hạn chế về công việc cũng như mất chỗ đứng sau thời gian nghỉ ngơi. vậy người sử dụng lao động có được luân chuyển lao động nữ sau khi sinh làm công việc khác hay không?
     
    Thuyên chuyển công việc của người nghỉ thai sản có trái quy định?
     
    Để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản quay lại làm việc thì tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ việc làm cho lao động nghỉ thai sản.
     
    Theo đó, lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại 03 móc thời gian nghỉ thai sản sau:
     
    (1) Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
     
    (2) Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại mục (1), nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
     
    (3) Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
     
    Sẽ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
     
    Như vậy, việc lao động nữ sau khi nghỉ thai sản mà quay trở lại làm việc phải được đảm bảo việc làm cũ tức là theo trường hợp trên người sử dụng lao động không được luân chuyển lao động nữ sang làm công việc khác. Bên cạnh đó tiền lương cũng không bị cắt giảm.
     
    Bảo vệ lao động nữ đang trong thời gian thai sản 
     
    Bên cạnh việc đảm bảo việc làm cũ của lao động nữ sau khi nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động còn phải đáp ứng một số quy định khác liên quan đến đối tượng này. Nhằm đảm bảo sức khỏe, thời gian chăm sóc trẻ và một số vấn đề khác trong thời kỳ thai sản. Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 về một số quy định bảo vệ thai sản bao gồm các nội dung sau:
     
    (1) Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
     
    Trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở các địa bàn được xem là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì phải quy định lại giờ làm việc của lao động này sao cho phù hợp.
     
    Sau khi sinh con và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Mặc dù luật có quy định tuy nhiên đối với trường hợp này cần phải có xác nhận của của người lao động.
     
    (2) Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày. Việc luân chuyển công việc cho lao động nữ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe và tiền lương không được cắt giảm cũng như quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi..
     
    (3) Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
     
    (4) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
     
    Người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện trên cho lao động nữ trong thời kỳ thai sản. Việc thay đổi công việc cho đối tượng này mang tính nhân văn trong lao động, tạo sự công bằng và nhất là lao động đã có tay nghề việc bố trí công việc phù hợp với sức khỏe sẽ thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp.
     
    3. Xử phạt người sử dụng lao động khi vi phạm chế độ thai sản
     
    Trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân cố tình vi phạm các quy định bảo vệ người lao động nữ như luân chuyển công việc khác trong thời gian nghỉ thai sản thì tại Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới sẽ có mức phạt tiền như sau:
     
    Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
     
    Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác. Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
     
    Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
     
    - Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa.
     
    - Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
     
    - Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
     
    - Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
     
    - Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
     
    - Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019.
     
    - Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
     
    Lưu ý: Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần.
     
    Như vậy, trường hợp doanh nghiệp luân chuyển vị trí công việc khác đối với lao động nữ sau khi sinh là trái quy định pháp luật. Nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động nữ cũng như bình đẳng giới, pháp luật quy định mức xử phạt đối với doanh nghiệp là tổ chức vi phạm quy định trên có thể lên đến 20 triệu đồng.
     
    960 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    peodangyeu (28/12/2022) anhhong58 (23/08/2022) ThanhLongLS (23/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589912   23/08/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin cực kỳ thiết thực và hữu tích này.

    Người phụ nữ mang thai là đối tượng rất cần được bảo vệ về sức khỏe vật chất và tinh thần. Hơn nữa, việc đảm bảo công việc làm sau khi nghỉ thai sản là hết sức cần thiết. Bởi người lao động sau sinh cần có nguồn tài chính ổn định để nuôi con và sức khỏe của người lao động sau thời kỳ thai sản cũng bị ảnh hưởng ít nhiều nên sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #590085   26/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2002 lần


    Phụ nữ là một trong những đối tượng yếu thế, vì vậy nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giới thì pháp luật về lao động cũng hướng tới quan điểm này này bằng một số quy định bảo vệ lao động nữ. 

    Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì trong thời kỳ mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trong trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần.

    Chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ nghỉ việc đi khám thai là: Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ nghỉ đi khám thai tính theo ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

    Trong đó, mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Nếu đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #589969   24/08/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn bài viết của bạn, thông tin rất hữu ích, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nữ khi tham gia lao động kết hôn và có kế hoạch sinh con cần phải nắm được các quy định pháp luật trên, tránh trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp với doanh nghiệp, ngoài ra lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

     
    Báo quản trị |  
  • #590140   27/08/2022

    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn, quy định bạn nêu trên đã góp phần bảo vệ quyền lợi của lao động nữ cũng như bình đẳng giới. Lao động nữ khi có kế hoạch kết hôn cũng như dự tính sinh con cần nắm rõ các quy định này để đảm bảo quyền lợi của mình được thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #591515   26/09/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Nội dung bạn chia sẻ rất hay và ý nghĩa, cảm ơn bạn. Qua đây, tôi có thể biết thêm một số quy định về trường hợp nếu công ty bắt người lao động đang mang thai từ tháng thứ 7 làm việc vào ban đêm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #591548   26/09/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Xin cảm ơn bài viết hữu ích và hay của tác giả. Có thể thấy rằng phụ nữa là một đối tượng yếu thế cần được bảo vệ trong xã hội, đặc biệt hơn là phụ mang thai thì rất cần thiết được hưởng chế độ thai sản khi đang mang thai. Tuy nhiên hơn hết là sau đó thì cần phải bảo vệ được lao động nữ vẫn có một công việc ổn định để chăm lo cho bản thân và con cái. Cho nên công ty sử dụng lao động không thể để mất vị trí của lao động này trong công ty, hoặc có thể bố trí một việc làm khác tương đương, phù hợp với công việc trước khi người lao động nữ mang thai và hưởng chế độ thai sản. Xin cảm ơn! Mong rằng sẽ được tác giả cho đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #591607   27/09/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin chia sẻ như sau: Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

     
    Báo quản trị |  
  • #594384   28/11/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Khi sinh con thì lao động nữ phải nghỉ một thời gian, từ đó nhiều người thường băn khoăn là sau khi quay lại công việc mình có còn được tiếp tục đảm nhiệm vị trí trước đó hay không. Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ, góp phần giải đáp phần nào những thắc mắc này cho người lao động.

    Thông qua bài viết, có thể thấy lao động nữ nghỉ thai sản quay lại làm việc không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #594404   28/11/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp.  Việc thay đổi công việc sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản được quy định trong nội quy hoặc quy chế của công ty. Tuy nhiên, các nội dung này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nêu trên. Vì vậy, công ty cần lưu ý về vấn đề này để công ty không bị xử phạt.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594414   28/11/2022

    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Bản chất các chủ doanh nghiệp đa phần đều chạy theo doanh số, chạy theo lợi nhuận mà có thể chà đạp lên nhân quyền, đặc biệt là những người yếu thế. Như vậy, trường hợp người phụ nữ mang thai thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả rất nhiều khoản phụ cấp và lương, do đó, họ cũng sẵn sàng bày mưu để đuổi người lao động nữ này. Do vậy, pháp luật đã ra đời để bảo vệ những lợi ích đáng có người lao động nữ như vậy là rất đúng đắn. Hòng cũng là vì mục đích răn đe và giáo dục các thế hệ phát triển tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #594484   28/11/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (431)
    Số điểm: 3280
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay và hữu ích nhé. Khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì công việc và chức vụ của người lao động này vẫn giữ nguyên và khi họ hết thời gian nghỉ thai sản đi làm lại thì vẫn sẽ được làm công việc và giữ chức vụ như cũ. Mong rằng bạn sẽ viết nhiều bài viết hay hơn nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #594705   29/11/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (290)
    Số điểm: 2608
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bạn! Các quy định được đưa ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nữ, đảm bảo bình đẳng giới, tạo cơ hội việc làm cho lao động nữ, đồng thời tạo điều kiện cho việc sinh sản duy trì nòi gióng người Việt Nam. Trong tình hình nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam cần nền dân số trẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #595791   26/12/2022

    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

      Tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản". 

      Theo quy định này, sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định thì người lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Người sử dụng lao động chỉ có thể chuyển người lao động sang làm công việc khác khi công việc cũ không còn, với điều kiện là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

      Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 29, Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian tạm chuyển làm công việc khác nêu trên không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

      Mặt khác, Luật Lao động hiện hành cũng không có quy định cấm việc người sử dụng lao động và người lao động sau khi nghỉ chế độ thai sản thỏa thuận với nhau về việc thay đổi công việc. Do đó, người sử dụng lao động vẫn có quyền thương lượng, thảo thuận với người lao động về việc thay đổi công việc sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên, việc thay đổi công việc này chỉ hợp pháp khi được người lao động đồng ý, và thực hiện theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

      Người sử dụng lao động cũng có quyền đưa các nội dung liên quan đến việc thay đổi công việc sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản vào nội quy hoặc quy chế của mình. Tuy nhiên, các nội dung này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)
  • #596124   28/12/2022

    peodangyeu
    peodangyeu

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/12/2022
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 8 lần


    Phụ nữ nghỉ thai sản có bị mất vị trí ở công ty?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích và ý nghĩa của bạn. Người lao động nữ được pháp luật bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp ích cũng như đảm bảo bình đăng giới. Qua bài viết trên, tôi cũng biết được thêm các hành vi vi phạm của người sử dụng lao động khi vi phạm chế độ thai sản sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |