Phụ huynh kiện yêu cầu bồi thường 1,1 triệu USD vì thầy giáo sử dụng tranh của học sinh để trục lợi

Chủ đề   RSS   
  • #609905 26/03/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 474 lần


    Phụ huynh kiện yêu cầu bồi thường 1,1 triệu USD vì thầy giáo sử dụng tranh của học sinh để trục lợi

    Một giáo viên mỹ thuật tại Canada đã bị phụ huynh kiện vì giao bài tập về nhà cho học sinh và dùng chính những bức vẽ đó in áo phông, cốc, ốp điện thoại và bán với giá 40-100 USD.

    Ngày 24/3/2024, 10 phụ huynh tại Quebec đã nộp đơn khiếu nại theo Đạo luật Bản quyền với tổng số tiền yêu cầu bồi thường lên đến 1,575 triệu CAD (khoảng 1,15 triệu USD). Bị đơn là giáo viên mỹ thuật Mario Perron và Hồi đồng Trường Lester B. Pearson với cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ. Họ cũng yêu cầu một lời xin lỗi và xóa các tác phẩm nghệ thuật của học sinh khỏi trang web.

    Theo hồ sơ vụ kiện, hồi tháng 2, nhóm học sinh của khối lớp 7 đang theo học tại trường trung học cơ sở Westwood ở Saint-Lazare, Quebec đã phát hiện ra các bức vẽ của họ có trên nhiều mặt hàng được rao bán trực tuyến tại trang cá nhân của giáo viên Mario Perron.

    Các sản phẩm bao gồm áo phông được bán với giá 55 CAD, cốc cà phê có giá 41 CAD và thậm chí cả ốp điện thoại iPhone được bán với giá 35 CAD mỗi chiếc. Ngoài ra các bức tranh gốc cũng được rao bán với giá 141-151 CAD mỗi bức. Câu chuyện đã gây xôn xao dư luận quốc tế và khiến các phụ huynh vô cùng bất bình. Hiện website đã bị gỡ.

    Tranh của học sinh được rao bán trên trang của giáo viên (ảnh: CBC)

    Các phụ huynh cho hay, các bức vẽ là bài tập về nhà mà thầy giáo mỹ thuật đã giao cho học sinh, yêu cầu vẽ một bức chân dung theo phong cách của Jean-Michael Basquiat, danh họa người Mỹ thập kỷ 1980 của phong cách Neo-expressionism.

    “Thầy rất quen thuộc với tác phẩm của Basquiat đấy nên thầy sẽ trả lại tác phẩm đã sao chép, vì nó bị coi là đạo văn”, giáo viên Mario Perron dặn học sinh khi giao bài.

    Các phụ huynh đã tống đạt hội đồng nhà trường và giáo viên các giấy tờ pháp lý và liệt kê ít nhất 3.000 tác phẩm nghệ thuật của con họ bị thầy giáo này rao bán “mà không có sự đồng ý của người tạo ra chúng, với mục đích trục lợi và vi phạm tất cả các luật liên quan đến sở hữu trí tuệ của một nghệ sĩ”.

    Giáo viên Perron vẫn đang tiếp tục đi dạy tại trường, về phía nhà trường, người đại diện cho biết rằng họ đang “điều tra hành chính” đối với giáo viên này.

    (Theo CBC, Montreal CTV News)

    Tham khảo thêm các quy định về xâm phạm quyền tác giả của Việt Nam

    Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, các hành vi xâm phạm quyền tác giả là:

    - Xâm phạm quyền tác giả, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của các quy định tại Điều 25, 25a và 26 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

    Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

    - Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

    Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

    - Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

    Bên cạnh đó, tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định, cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lí theo các biện pháp dân sự sau đây:

    - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

    - Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    - Buộc bồi thường thiệt hại;

    - Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

     
    396 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (18/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận