Phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi lái gây tai nạn có thể bị phạt đến 7 năm tù

Chủ đề   RSS   
  • #617531 16/10/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 80780
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1689 lần


    Phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi lái gây tai nạn có thể bị phạt đến 7 năm tù

    Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông do người điều khiển phương tiện chưa đủ tuổi ngày càng nhiều, chủ yếu đối tượng vi phạm là học sinh. Theo đó, việc phụ huynh giao xe cho con lái mà chưa đủ tuổi sẽ bị phạt như thế nào? Nếu con lái xe gây tai nạn thì phụ huynh có chịu trách nhiệm hình sự không?

    Trước đó, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực các trường học, góp phần hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, lực lượng Cảnh sát giao thông đang triển khai đồng bộ các giải pháp; trong đó, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm được chú trọng, từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học sinh, sinh viên.

    Phụ huynh giao xe cho con lái mà chưa đủ tuổi thì bị phạt bao nhiêu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

    Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

    Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

    Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định:

    Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới, cụ thể:

    Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

    Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. Theo đó, chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. 

    Trong trường hợp này người chưa đủ tuổi lái xe thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

    Mặt khác, Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)”.

    Như vậy, đối với phụ huynh (chủ phương tiện) mà để cho người chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Xem thêm: Lái xe không chính chủ khi tham gia giao thông có bị xử phạt hay không?

    Cần mang theo giấy tờ gì khi đi xe không chính chủ để tránh mất tiền oan?

    Giao xe cho người khác chạy gây tai nạn thì chủ xe có bị phạt không?

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi lái mà gây tai nạn thì có chịu TNHS không?

    Căn cứ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định người nào giao phương tiện giao thông cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt như sau:

    - Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu người gây tai nạn vi phạm một trong các lỗi sau:

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Làm chết 02 người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Làm chết 03 người trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    Như vậy, việc phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi lái mà gây tai nạn thì phụ huynh (chủ phương tiện) có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ thiệt hại của sự việc, mà cao nhất có thể lên đến 07 năm tù.

    Độ tuổi của người lái xe quy định thế nào?

    Độ tuổi của người lái xe được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

    - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

    - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

    - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

    - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

    - Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

    - Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

     
    115 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận