- Nếu Phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại thuộc về công tác phí thì được miễn thuế TNCN;
- Còn nếu khoản tiền phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại được hưởng cố định hàng tháng trên bảng lương thì khi nhận khoản tiền này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN (tức là không được miễn thuế).
Chúng ta kiểm tra các văn bản sau đây:
- Công văn 2192/TCT-TNCN năm 2017 về Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên do Tổng cục Thuế ban hành;
- Công văn 6626/CT-TTHT năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
"Trường hợp Công ty theo trình bày có chi trả phụ cấp bằng tiền: tiền điện thoại (500.000 đồng), tiền xăng xe (500.000 đồng) hàng tháng cho người lao động và được tính trong tiền lương, tiền công để đóng bảo hiểm xã hội thì khoản phụ cấp này là thu nhập từ tiền lương, tiền công phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động"
- Công văn 6587/CT-TTHT năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
"Căn cứ các quy định trên:
Trường hợp Công ty có khoán chi tiền điện thoại hàng tháng (đối với người lao động có giao dịch bằng điện thoại di động) và tiền công tác phí (đối với người lao động thực tế có đi công tác) theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì các khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Trường hợp Công ty có chi tiền hỗ trợ xăng xe cho người lao động hàng tháng thì khoản hỗ trợ này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của người lao động".
- Công văn 79557/CT-TTHT năm 2018 về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với khoản phụ cấp trả cho người lao động do do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
"Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN".