Phụ cấp cao hơn quy định Thỏa uớc lao động có đuợc xem là chi phí hợp lí?

Chủ đề   RSS   
  • #501018 30/08/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Phụ cấp cao hơn quy định Thỏa uớc lao động có đuợc xem là chi phí hợp lí?

    Bên mình đang có thuế xuống quyết toán, họ kiểm tra thì có 1 HĐLĐ có ghi mức phụ cấp chức vụ cao hơn so với quy định trong Thỏa Ước Lao Động Tập Thể (do TƯLĐTT đó soạn từ 06/2013 có hiệu lực đến 06/2015 có quy định các mức phụ cấp, còn HĐLĐ này lập từ đầu 2015). Bên thuế lập luận rằng trong trường hợp này TƯLĐTT phải là căn cứ cao nhất, HĐLĐ lập trái với TƯLĐTT là không đúng nên không chấp nhận mức phụ cấp đó. Vậy cho mình hỏi như vậy là có đúng không? Có văn bản nào làm căn cứ không?

    Về nội dung mà cơ quan thuế trao đổi với anh thì không rõ là họ có trả lời cho đơn vị bằng văn bản hay không, còn cách thức lập luận của họ là không có cơ sở, cụ thể:

    + Xét về mặt lao động:

    Theo quy định tại Điều 73 Bộ Lụât lao động 2012 có nêu rõ như sau:

    Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

    1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

    Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

    2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

    Theo đó, mục tiêu chính của thỏa ước là để đảm bảo quyền lợi của NLĐ (NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi không thấp hơn so với thỏa ước) chứ không phải là để giới hạn quyền của NLĐ. Ngoài ra, quy định cũng không có nói rằng mọi quyền lợi của NLĐ không được khác so với thỏa ước (mà về ý nghĩa thì nó phải hiểu rằng quyền lợi của NLĐ không được thấp hơn thỏa ước; còn nếu quyền lợi của NLĐ cao hơn thỏa ước thì không có việc gì).

    + Về thuế TNDN:

    Tại Khỏan 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) có quy định như sau:

    Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    ...

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

    b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

    - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp."

    Quy định của văn bản này thì không có đặt một quy định/văn bản nào lên cao hơn quy định nào, như vậy nếu như bản thân NLĐ được hưởng chế độ phụ cấp ở một quyết định khác của công ty và cao hơn so với TULĐ vậy thì chi phí này vẫn được chấp nhận là chi phí hợp lý (không có quy định loại trừ).

     
    1065 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận