Phong tỏa tài sản và phong tỏa tài khoản được áp dụng ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #591252 22/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Phong tỏa tài sản và phong tỏa tài khoản được áp dụng ra sao?

    Thông thường, trong hoạt động tố tụng, điều tra nhằm đảm bảo việc thi hành nhiệm vụ của cơ quan điều tra được chính xác và ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản thì phong tỏa tài sản và phong tỏa tài khoản là biện pháp hữu hiệu. Vậy, phong tỏa tài sản và phong tỏa tài khoản có khác nhau và các biện pháp này được thực hiện khi nào?
     
    phong-toa-tai-san-va-phong-toa-tai-khoan-duoc-thuc-hienj-khi-nao
     
    1. Khi nào thực hiện phong tỏa tài sản?
     
    Có thể hiểu phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Nhất là trong quá trình điều tra người đang là bị can, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thường đi cùng với biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú nhằm bảo đảm tài sản của người đang bị điều tra, truy tố không bị tẩu tán.  Cụ thể, theo Điều 125, Điều 126 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 phong tỏa tài sản được chia thành 02 loại như sau:
     
    (1) Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
     
    Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
     
    (2) Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
     
    Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
     
    Dù vậy, không phải trong mọi trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án đều áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, ngay cả trong trường hợp việc yêu cầu là có căn cứ. Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
     
    2. Khi nào thực hiện phong tỏa tài khoản?
     
    Thuật ngữ “phong tỏa tài khoản” hiện nay vẫn chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật, có thể hiểu phong tỏa tài sản ở đây là việc tài khoản của cá nhân, tổ chức tại các tổ chức tín dụng sẽ bị khóa một phần hay toàn bộ số tiền có trong đó, bên cạnh đó người bị khóa không được thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong khoảng thời gian quyết định phong tỏa có hiệu lực.
     
    (1) Phong tỏa tài khoản trong vụ án dân sự
     
    Căn cứ Điều 124 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước sẽ được thực hiện như sau:
     
    Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
     
    Như vậy, theo quy định này có thể thấy phong tỏa tài khoản trong vụ án dân sự là một phần của biện pháp phong tỏa tài sản. Theo đó, tài sản nằm trong tài khoản của ngân hàng hay tổ chức tín dụng chỉ là động sản.
     
    Thừa lệnh của Tòa án thì các tổ chức tín dụng mà người trong vụ án dân sự có tài khoản tại đó sẽ bị phong tỏa.
     
    (2) Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
     
    - Phong tỏa tài khoản đối với cá nhân
     
    Căn cứ Điều 129 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. 
     
    Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
     
    Việc quyết định phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự sẽ được Tòa án ra Lệnh phong tỏa và được thông báo với bên VKS cùng cấp biết.
     
    - Phong tỏa tài khoản đối với pháp nhân
     
    Theo Điều 438 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
     
    Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
     
    Cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
     
    Qua đó, có thể thấy các thuật ngữ như phong tỏa tài khoản và phong tỏa tài khoản rất dễ bị nhầm lẫn và sử dụng sai nếu không xem xét kỹ trường hợp người bị phong tỏa thuộc dân sự hay hình sự. Cũng như thời điểm áp dụng các biện pháp phong tỏa cũng được thực hiện khác nhau.
    Cập nhật bởi nguyenhoaibao12061999 ngày 22/09/2022 03:27:36 CH
     
    1693 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận