Phòng khám nha khoa vẫn hoạt động sau khi bị tạm đình chỉ bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610208 03/04/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29461
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 630 lần


    Phòng khám nha khoa vẫn hoạt động sau khi bị tạm đình chỉ bị xử phạt như thế nào?

    Ngày 02/04/2024, Thanh tra Sở Y tế TP HCM Phòng cho biết đã tái kiểm tra Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Tâm Đức và kiên quyết xử lý nghiêm, đưa phòng khám này vào danh sách theo dõi sát.

    Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công an quận Tân Bình, UBND Phường 10 đã ghi nhận phòng khám vẫn mở cửa hoạt động trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động, sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề tham gia khám bệnh, chữa bệnh, thời gian hoạt động không đúng theo giấy phép được cấp, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở và phòng khám không xác nhận được thời gian đi làm trở lại.

    (1) Phòng khám nha khoa vẫn hoạt động sau khi bị tạm đình chỉ bị xử phạt như thế nào?

    Tại Điểm b Khoản 15 Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, hành vi này bị xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau: 

    “6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

    a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

    b) …”

    Như vậy, trường hợp phòng khám vẫn tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thì bị xử phạt từ 40 đến 50 triệu đồng. Đồng thời, còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.

    (2) Phòng khám nha khoa sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ theo Khoản 4 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đình chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

    Bên cạnh đó còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Ngoài ra, cá nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh còn bị phạt tiền 30 đến 40 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Đồng thời, bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    (3) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở bị xử phạt như thế nào

    Căn cứ theo tại Điểm I Khoản 5 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng đối với hành vi như sau:

    “Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở khám, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác thì sẽ bị xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, người này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

     
    998 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận