Phòng chống bạo lực học đường

Chủ đề   RSS   
  • #527062 31/08/2019

    Phòng chống bạo lực học đường

    Để đối phó tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng, hiện nay bộ giáo dục đã ban hành kế hoạch số 588/KH-BGDĐT năm 2019 hành động nhằm đối phó với tình trạng này, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:

    - Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên có trách nhiệm làm công tác truyền thông, bao gồm phóng sự tuyên truyền, video clip, báo điện tử, trang thông tin truyền thông, viết ấn phẩm, poster, inforgraghic để các cơ sở giáo dục tự in; đi thực tế viết bài tuyên truyền.

    - Các cơ sở giáo dục ký cam kết với cha mẹ phụ huynh học sinh, đồng thời tuyên truyền đến toàn thể học sinh về bạo lực học đường, tổ chức cuộc thi làm clip, vẽ tranh, triển lãm tranh, tổ chức tọa đàm, rà soát học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ban hành bộ quy tắc ứng xử.

    - Xây dựng bộ quy tắc phối hợp, kế hoạch hành động giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ quan nhà nước ở địa phương.

    - Tích hợp lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường vào các môn học và hoạt động giáo dục, xây dựng cẩm nang phòng chống Bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của giáo viên, nhân viên, người lao động.

     
    6529 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TVPL_PTSP vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529556   30/09/2019

    Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên khá phổ biến tại hầu hết những quốc gia trên thế giới. Và ngày càng tăng, khiến bạo lực học đường trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế

    Để có thể khắc phục bạo lực học đường hiện nay, cần có những giải pháp thiết thực và hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt.

    Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.

    Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập.

    Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.

    Theo những tin tức tư vấn học đường, cũng cần nhìn nhận cách giáo dục trẻ trong gia đình. Thực tế, có rất nhiều gia đình chỉ chú trọng đến kết quả học tập của con mà không chú ý đến việc các em nghĩ gì hay cách xử sự của con với bạn bè.

    Vì thế, thay vì chu cấp cho con nhiều về mặt vật chất, gia đình, và đặc biệt là cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.

    Với nhà trường, cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực.

    Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.

    Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

     

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 30/09/2019 01:31:24 CH
     
    Báo quản trị |