Phó trưởng khoa của Bệnh viện.

Chủ đề   RSS   
  • #115516 04/07/2011

    Phó trưởng khoa của Bệnh viện.

    Trong QUY CHẾ BỆNH VIỆN (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế, số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997) về Phần II: Quy chế nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách cá nhân, bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng khoa.... Nhưng không nói Phó trưởng phòng, Phó trưởng khoa. Xin luật sư cho biết: Vậy văn bản nào quy định Chức danh Phó trưởng khoa, phòng bệnh viện. Dựa vào quy mô hoặc yêu cầu nào để khoa, phòng đó cần thêm một hay hai Phó khoa, phòng để tăng cường quản lý điều hành khoa, phòng đó (Ví dụ do quá nhiều giường bệnh, hay khối lượng công việc ...), nếu quy mô, yêu cầu cũng cho biết được cụ thể. (Quy chế bệnh viện in lần thứ 2 - 1998 mà tôi nêu trên đang còn hiệu lực, Bệnh viện tôi vừa rồi ông Giám đốc đề bạt Phó trưởng khoa ào ạt, chóng mặt luôn. Khoa lớn 02 Phó trưởng khoa, khoa nhỏ như Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Răng Hàm Mặt, Khoa Mắt... đều đề bạt Phó trưởng khoa. "Phó trưởng khoa nhiều hơn nhân viên bệnh viện" Hi). Xin cảm ơn luật sư !
     
    30596 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115785   06/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Về vấn đề bạn hỏi, tôi xin được trả lời như sau:
        Thứ nhất, nếu pháp luật không có quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho Phó trưởng Khoa, Phó trưởng Phòng của bệnh viện thì chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các chức danh này là do người bổ nhiệm chức danh này quy định hoặc do Trưởng Khoa, Trưởng phòng phân công.
        Thứ hai, căn cứ pháp lý để bổ nhiệm Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng phòng được thực hiện theo  Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà bạn đã trích dẫn. Bạn đọc toàn bộ văn bản này thì sẽ nắm được. Quyết định nói trên có quy định cụ thể số lượng Phó trưởng Khoa, trưởng phòng cho từng loại bệnh viện cụ thể.
        Thứ ba, ngoài ra để phát huy tính dân chủ trong các bệnh viện hiện nay, bệnh viên của bạn cũng cần phải tự xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện dựa trên quyết định nói trên và Quyết định 44/2007/QĐ-BYT về Quy chế thực hiện dân chủ trong các bệnh viện công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành . Nếu xây dựng được quy chế này thì bệnh viện của bạn sẽ hạn chế được việc bổ nhiệm ồ ạt nói trên đồng thời cũng trở nên dân chủ hơn.
        Thân chào bạn!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (06/07/2011)
  • #116031   06/07/2011

    Cảm ơn luật sư Chaulevan, mình có xem lại kỹ hơn về Quy chế bệnh viện (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế, số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997), nhưng trong đó chỉ nói số lượng Phó trưởng phòng, ở mục: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của phòng ... . Chứ không nói ở các KHOA. Mình sẽ tham khảo thêm Quyết định 44/2007/QĐ-BYT về quy chế dân chủ mà bạn đã nêu. Lần nữa xin cảm ơn bạn !
     
    Báo quản trị |  
  • #116139   07/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
        Mình cũng đã đọc kỹ lại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Quyền tổ chức bộ máy trong nội bộ hiện nay được giao cho Giám đốc bệnh viện. Bạn tham khảo thêm quy định về quyền hạn cá nhân của Giám đốc bệnh viện để nắm rõ điều này. Như vậy, việc bổ nhiệm bao nhiêu Phó trưởng Khoa của bệnh viện là do Giám đốc bệnh viện quyết định trên cơ sở cân nhắc các nhu cầu của các Khoa này. Tuy nhiên, có lẽ bệnh viện bạn cũng phải nhanh chóng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động để việc bổ nhiệm này dân chủ hơn.
        Thân chào bạn.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (07/07/2011)
  • #116241   07/07/2011

    Trước hết cảm ơn luật sư Chaulevan. Tuy nhiên mình hỏi đây đều có ẩn chứa trong đó có vấn đề tiêu cực, thực tế nhu cầu để đề bạt thêm Phó trưởng khoa ở bệnh viện mình hoàn toàn là không có, vì bản thân khoa đó, kể cả Trưởng khoa không đề xuất thêm chức danh này. Tuy nhiên ông Giám đốc ưng thì ông làm. Việc đề bạt thêm các Phó trưởng khoa lại nảy sinh thêm rắc rối, chống đối, bè phái mất đoàn kết, âm mưu lật đổ trưởng khoa v.v.v.... Thôi mình không phân tích nhiều, mình xin hỏi quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa gồm mấy bước và nội dung cụ thể từng bước. Xin cảm ơn luật sư !
     
    Báo quản trị |  
  • #116366   08/07/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
        Vấn đề bạn hỏi thực sự rất phức tạp. Pháp luật trao quyền cho bệnh viện xây dựng và ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ công chức. Do đó, tôi không thể trả lời cho bạn một cách chính xác quy trình này. Nó có thể có sự khác nhau giữa bệnh viện này với bệnh viện khác.
        Mình chỉ xin chia sẻ với bạn một kinh nghiệm nhỏ trong vấn đề này:
        - Mình khẳng định rằng nếu GĐ bổ nhiệm cán bộ mà theo cảm tính, thích thì làm, không thích thì thôi, không căn cứ vào nhu cầu của các bộ phận mà mình bổ nhiệm thì đã vi phạm Quy chế về thực hiện dân chủ ở bệnh viện công lập do Bộ Y tế ban hành. Nhưng hơn thế nữa, nó thể hiện đó là một người quản lý theo tư duy cũ, lạm quyền, lộng quyền. Vì vậy toàn bệnh viện của bạn cần phải xóa bỏ kiểu quản lý đó. Bạn có thể tố cáo với thanh tra Sở Y tế hoặc thanh tra Bộ Y tế về việc đó.
        - Để xóa bỏ kiểu quản lý đó, bệnh viện của bạn cần phải làm một số việc sau đây:  
        + Bạn kiểm tra lại xem bệnh viện của bạn đã xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện chưa, trong quy chế đó có quy định quy trình, cách thức bổ nhiệm các chức danh quản lý trong nội bộ bệnh viện chưa? Sỡ dĩ bạn phải kiểm tra các vấn đề trên vì pháp luật giao quyền cho các bệnh viện tự xây dựng các quy chế này. 
        + Nếu bệnh viện của bạn chưa có các quy chế trên, bạn có thể nêu ý kiến cá nhân hoặc thông qua tổ chức công đoàn, hoặc thông qua tổ chức đảng (thông qua công đoàn hoặc thông qua tổ chức đảng thì ý kiến có sức nặng hơn) yêu cầu Giám đốc bệnh viện phải nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy chế đó. bạn có thể tham khảo thêm Quy chế thực hiện dân chủ trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo việc xây dựng quy chế này tốt hơn.
        + Nếu bệnh viện của bạn đã có Quy chế nói trên rồi thì bạn phải yêu cầu GĐ bạn thực hiện đúng quy chế đó. nếu quy chế đó chưa hợp lý thì bạn phải kiến nghị xây dựng lại. Tuy nhiên, việc này bạn nên yêu cầu thông qua tổ chức công đoàn hoặc tổ chức đảng.
        Một vài kinh nghiệm chia sẻ với bạn. chúc bạn thành công.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    Nghiatk (08/07/2011)
  • #116403   08/07/2011

    Cảm ơn luật sư chaulevan nhiều ! Nếu vậy chắc ông Giám đốc bệnh viện mình mất chức luôn. Hi
     
    Báo quản trị |