Phó tổng giám đốc ký hợp đồng lao động không?

Chủ đề   RSS   
  • #509185 30/11/2018

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Phó tổng giám đốc ký hợp đồng lao động không?

    Mọi người cho mình cho hỏi là tổng giám đốc công ty mình có thể ủy quyền cho bác Phó ký các hợp đồng lao động, phụ lục HĐLĐ, được hay không?

    Vì bác Tổng rất bận hay phải ra ngoài tiếp khách giao lưu, mà số lượng HĐ, PLHĐ của công ty mình rất là nhiều. Bác Phó tổng ký thì bản HĐ, PLHĐ có giá trị pháp lý tương đương không?
     
    5322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509243   01/12/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Chỉ cần bác tổng ủy quyền cho bác phó ký HĐLĐ theo đúng mẫu của bộ LĐTBXH quy địn thì bác phó hoàn toàn có quyền ký thay và hợp đồng sẽ có giá trị tương đương

     
    Báo quản trị |  
  • #509367   03/12/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Việc ủy quyền như anh nêu thì đó là việc bố trí, phân công, phân cấp trong nội bộ công ty chị, quy định pháp luật không hạn chế việc này.

    Nếu công ty anh xét thấy cần thiết (và điều lệ công ty không có điều khoản hạn chế nào) thì công ty anh có thể làm các ủy quyền việc ký kết các văn bản như anh nêu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509783   10/12/2018

    Tại khoản 1 Điều 3 nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

    "Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động

    1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
     
    a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
     
    b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
     
    c) Chủ hộ gia đình;
     
    d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
     
    Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định."
    Theo đó thì tổng giám đốc có thể ủy quyền cho phó tổng giám đốc ký hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng được.
     
    Báo quản trị |