Chào bạn
mhbbank!
Qua bài viết của bạn và qua nick của bạn trên diễn đàn mình đoán chắc là bạn làm việc ở Ngân hàng và vụ việc nêu trên xuất phát từ việc của Ngân hàng?
Mình cũng làm việc trong Ngân hàng ở vị trí thu hồi nợ như bạn nên mình hiểu những bức xúc mà bạn và đơn vị bạn gặp phải, vụ việc bạn nêu ra tuy đã khá đầy đủ nhưng hình như vẫn còn chưa đủ để kết luận ai đúng, ai sai... cái đó phải trao đổi với cơ quan thi hành án và xem thực tế hồ sơ mới biết được. Mình xin có lời khuyên với bạn như sau:
1. Bạn nói gửi đơn yêu cầu thi hành án tháng 8/2009, ngày 11/8 khách hàng đến "tất nợ"... ngày 11/8/2009 hay 11/8/2010 có ý nghĩa lắm nhé... nếu 11/8/2009 thì ngay lập tức bên bạn làm đơn xin rút yêu cầu thi hành án là xong, ko phải chịu gì cả.. vì trong thời gian ngắn cơ quan Thi hành án sẽ chưa làm gì. Nếu là 11/8/2010 thì phải coi lại, mình nghĩ chắc chắn là cơ quan thi hành án đã có văn bản mà bên bạn không biết hoặc chưa nhận được đó thôi. Bằng chứng của việc cơ quan thi hành án thụ lý vụ việc đó là Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu... (quyết định là của người ta, muốn ra vào thời gian nào mà chẳng được... nói vậy chắc bạn hiểu ý mình). Về nguyên tắc, nếu bạn đã làm đơn yêu cầu thi hành án và được thi hành án thì phải chịu phí thi hành án... nếu sau khi ra tòa, có bản án, quyết định mà bạn chắc chắn thu được nợ thì không nên làm đơn yêu cầu thi hành án vội vì như vậy sẽ phải chịu phí thi hành án... tự mình đôn đốc thu nợ trước, nếu cảm thấy không được thì sẽ làm đơn yêu cầu sau cũng không muộn... luật cho mình 5 năm cơ mà...
Bạn phải liên hệ cơ quan thi hành án xem họ đã ra những văn bản gì, thường họ ra văn bản liên quan đến nghiệp vụ thi hành án, đôi khi họ chẳng gửi gì cho mình cả, đợi hỏi hoặc xin mới đưa... mình gặp hoài... như: Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu, Công văn đề nghị ngăn chặn việc chuyển nhượng (đối với bất động sản) gửi UBND, phòng tài nguyên, sở tư pháp..., thông báo đến người phải thi hành án biết về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ... đó chính là việc Thi hành án làm đó bạn à...
Theo quan điểm cá nhân của mình và thực tế những vụ việc của mình, nếu vụ việc do bên bạn và khách hàng tự thỏa thuận được, tiền đã trả vào ngân hàng để thu nợ... khách hàng đã tất nợ tại ngân hàng... những việc trên đã xong mà cơ quan thi hành án vẫn chưa có quyết định kê biên, định giá, cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án... mới chỉ có duy nhất quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thì bên bạn chỉ phải chịu 1/3 phí thi hành án trên số tiền thu được của khách hàng.. còn nếu đã có những quyết định kể trên rồi thì bên bạn phải chịu đủ 3% phí thi hành án... Bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 74/NĐ-CP/2009 hướng dẫn luật thi hành án để biết...
Nếu bên bạn muốn chấm dứt vụ việc tại Cơ quan thi hành án thì bạn phải làm đơn xin rút yêu cầu thi hành án, trên cơ sở đơn này cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án để chấm dứt vụ việc... ko phải là đơn đề nghị đình chỉ thi hành án như bạn nêu...
Thực tế, nếu bạn làm ngân hàng... thì đương nhiên không phải chỉ là 1 vụ việc mà sẽ còn rất nhiều vụ việc tiếp theo phải "nhờ" đến cơ quan thi hành án giải quyết. Việc tự thỏa thuận bên ngoài trả nợ bên ngoài rồi rút đơn yêu cầu thi hành án không chịu nộp phí thi hành án... là "qua mặt" dễ bị "ghét" lắm đó... theo mình, tốt nhất là đóng 1/3 cho rồi, chứ đóng 3% mà cơ quan thi hành án chưa làm gì cụ thể thì vô lý quá...
Thân!
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...