Phạt vi phạm hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #428285 19/06/2016

    pezuty

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạt vi phạm hợp đồng

    Công ty THHH Nhà Thời tTrang  ký hợp đồng, yêu cầu công ty TMDV Đong Nam Á tìm mua nguyên liệu vải để công ty TNHH Nhà Thời Trang  may quần áo xuất khẩu. sau khi công ty TMDV Đông Nam Á  tìm được đối tác nước ngoài đã thông báo cho công ty nhà thời trang tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng mua nguyên liệu vải nói trên. sau thời gian đàm phán các bên không ký được hợp đồng vì nguyên liệu vải không đạt chất lượng như công ty Nhà Thời trang yêu cầu . công ty Dong Nam á yêu cầu công ty nhà thời trang thanh toán tiền thù lao và và chi phí mình đã bỏ ra để tìm đối tác nước ngoài cho cong ty nhà thời trang

    1 Hợp đồng ký kêt giữa công ty nhà thời trang và công ty tmdv đông nam á là hợp đồng gì? công ty nhà thời trang có phải thanh toán tiền thù lao và chi phí cho công ty đông nam á hay không? tại sao? cơ sở pháp lý?

    giả sử công ty đông nam á tìm ra đối tác nước ngoài , công ty nhà thời trang đè nghị công ty đông nam á ký hợp đồng mua bán lô nguyên liệu nói trên . sau đó công ty nhà thời trang phát hiện vải không đạt yêu cầu về chất lượng nên công ty nhà thời trang từ chối thanh toán tiền hàngv cũng như chi phí dịch vụ cho công ty đông nam á

    2. hỏi việc làm của công ty nhà thời trang có đúng theo quy định của luật thương mại không ? tại sao ? cơ sở pháp lý 

    theo yêu cầu của công ty nhà thời trang , công ty đông nam á đã ký kết hợp đồng mua nguyên liệu vải với một công ty nước ngoài . tuy nhiên do công ty nhà thời trang không chịu thanh toán số tiền mua lô hàng nói trên cho công ty đoong nam á cho nên công ty đông nam á không thể chi trả cho công ty nước ngoài theo hợp đồng . công ty nước ngoài đình chỉ hợp đồng và yêu cầu công ty đông nam á trả tiền phạt theo thỏa thuận hợp đồng. công ty đông nam á không chịu trả khoản tiền phạt vì cho rằng mình chỉ là người ủy thác xuất khẩu , việc không thanh toán là do lỗi của bên ủy thác  vì bên ủy thác đã không trả tiền mua nguyên liệu  nói trên

    3. ai phải chịu phạt trong trường hộ này? tại sao? cơ sở pháp lý 

     

     

     
    2734 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447097   20/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn. Đối với tình huống bạn đưa ra mình xin có ý kiến như sau:

    Câu 1) Giữa Công ty Nhà Thời Trang và công ty TMDV Đông Nam Á tồn tại hợp đồng môi giới bởi lẽ trên cơ sở yêu cầu tìm mua nguyên liệu là vải, thì công ty Nhà Thời Trang yêu cầu Công ty Đông Nam Á tìm đối tác bán vải cho mình. Sau khi tìm được đối tác thì công ty Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho hai bên gặp gỡ nhau đàm phán về việc mua bán. Do đó công ty TMDV Đông Nam Á đóng vai trò là trung gian đạo điều kiện thuận lợi cho 2 bên chứ không phải là một bên trong hợp đồng mua bán đó và hoạt động môi giới công ty là nhằm mục đích hưởng thù lao (CSPL: Điều 150 Luật Thương mại 2005).

    Trong trường hợp nếu hai bên có sự thỏa thuận rõ ràng vể thù lao môi giới cũng như chi phí khác liên quan đến việc môi giới trong hợp đồng thì căn cứ vào đó giải quyết. Nhưng nếu hai bên không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau (CSPL: khoản 1 Điều 153 Luật Thương mại 2005). Vì vậy khi 2 bên chưa kí kết hợp đồng do chất lượng vải không tốt thì công ty TMDV sẽ không được quyền yêu cầu trả thù lao.

    Tuy nhiên Công ty TMDV Đông Nam Á có quyền yêu cầu bên được môi giời chi trả các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc môi giới nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới (CSPL:Điều 154 Luật Thương mại 2005)

    Câu 2) Trong trường hợp này phải xác định là Công ty TMDV mới là một bên trong hợp đồng mua bán với công ty nước ngoài theo đúng quy định về ủy thác mua bán hàng hóa tại Điều 155 Luật Thương mại 2005 theo đó  bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

    Khi Công ty TMDV Đông Nam Á vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm bị phạt hợp đồng như hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Còn trách nhiệm giữa công ty Nhà Thời Trang và Công ty TMDV Đông Nam Á sẽ được giải quyết theo hợp đồng ủy thác giữa các bên.

     
    Báo quản trị |