Phát mại tài sản là gì?Trường hợp nào thực hiện phát mại tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #599937 03/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần


    Phát mại tài sản là gì?Trường hợp nào thực hiện phát mại tài sản?

    Ngày nay, hình thức vay vốn từ ngân hàng đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người và ngày càng trở nên phổ biến để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Cho đến một thời điểm nhất định, khi người vay không đủ khả năng thanh toán khoản nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện quy trình phát mại tài sản.

    (1) Phát mại tài sản là gì?

    Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc đơn vị cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định.

    Phát mại tài sản thực hiện khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.

    Theo đó, các trường hợp phải phát mại tài sản được quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    - Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    - Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

    (2) Ngân hàng có quyền tự ý phát mãi tài sản của người vay không?

    Theo như phân tích trên, thường ngân hàng và bên vay thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.

    Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý, tránh rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi chủ sở hữu không tự nguyện bàn giao tài sản. 

    Như vậy, một số ngân hàng thương mại đã chọn phương án khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

    (3) Các phương thức phát mại tài sản hiện nay?

    Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp cũng là phương thức phát mại tài sản như sau:

    Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

    - Bán đấu giá tài sản;

    - Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

    - Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

    - Phương thức khác.

    Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (4) Quy trình phát mại tài sản

    Quy trình phát mại tài sản bao gồm các bước như sau:

    Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

    Căn cứ Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo như sau:

    Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

    Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 300 mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Bước 2: Định giá tài sản

    Căn cứ Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quy trình định giá tài sản đảm bảo như sau:

    - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

    Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

    - Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

    - Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

    Bước 3: Bán tài sản

    Căn cứ Điều 304 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc bán tài sản đảm bảo như sau:

    - Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

    - Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

    - Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của BLDS 2015;

    - Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

    Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

    Căn cứ Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

    - Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của BLDS 2015.

    - Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

    - Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

    Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sở hữu sau khi phát mại tài sản

    Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu.

    Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.

    Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

    Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.

     
    5207 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (06/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận