Pháp nhân phạm tội: Chỉ khi đủ 4 yếu tố sau mới được truy tố pháp nhân thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #463996 08/08/2017

    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Pháp nhân phạm tội: Chỉ khi đủ 4 yếu tố sau mới được truy tố pháp nhân thương mại

    Pháp nhân thương mại phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên khi và chỉ khi đủ các yếu tố sau:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật hình sự thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

    Thứ nhất: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

    Như vậy, chỉ những hành vi phạm tội được nhân danh pháp nhân thì pháp nhân mới chịu trách nhiệm, do đó cần phần biệt và các dấu hiệu để phân biệt hành vi phạm tội nào là nhân danh pháp nhân và hành vi nào là không nhân danh pháp nhân.

    Thứ hai: Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

    Việc xác định mục đích vì lợi ích của pháp nhân cũng là một trong những vấn đề quan trọng, hành vi này được thực hiện có vì lợi ích của pháp nhân hay không hay lợi ích của các nhân hay chưa xác định rõ được lợi ích hoặc lợi ích sau lợi ích…cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xác định hành vi phạm tội của pháp nhân.

    Thư ba: Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

    Vậy, pháp nhân thương mại điều hành, chỉ đạo và chấp thuận ở đây là ai? Hành vi này có thông qua hành vi của người đại diện hợp pháp của pháp nhân hay không? nếu không có sự điều hành, không có chỉ đạo và không có sư chấp thuận mà chỉ có việc biết nhưng không phản đối hoặc phản đối không quyết liệt thì có được coi là dấu hiệu của hành vi phạm tội không?

    Thứ tư: Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự.

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đó pháp nhân thương mại cũng vậy, nếu hết thời hiệu thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Chưa mường tượng đượng hậu quả pháp lý khi pháp nhân bị đình chỉ hoạt động, các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, các nghĩa vụ với Nhà nước, thuế... và đặc biệt là các nghĩa vụ pháp sinh từ giao dịch dân sự, kinh tế sẽ ra sao?

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    2711 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531773   29/10/2019

    Cảm ơn những thông tin bổ ích mà luật sư cung cấp. Luật hình sự sau khi được sửa đổi có những quy định rất thực tế khi pháp nhân vẫn có thể trở thành chủ thể phạm tội và phải chịu hình thức phạt gấp đôi cá nhân. Quy định này thể hiện sự tiến bộ và linh hoạt của các quy định luật hình sự mới này.

     
    Báo quản trị |