Chào bạn Khanhhp1995.
Ông A muốn vay NH một số vốn nhưng do ko có tài sản bảo đảm có nhờ B đứng ra bảo lãnh bằng tài sản thế chấp là nhà và giá trị thửa đất có ngôi nhà thuộc sở hữu B trị giá 1,5 tỷ. Sau khi hoàn tất hồ sơ NHTM B ký hợp đồng cho A vay 800 tr, thời hạn 1 năm lãi suất 12%/năm. Sau khi vay được 3 tháng trên, A muốn vay thêm 500 tr với điều kiện bảo đảm bằng chính tài sản bảo lãnh của B trên
a. Việc bảo lãnh cho khoản vay lần 2 có cần sự đồng ý của B ko? Có cần phải ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn giữa ngân hàng với B nữa ko
Theo quy định của Luật dân sự:
Điều 362. Hình thức bảo lãnh
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy pháp luật buộc việc bảo lãnh phải thể hiện bằng văn bản. Đối với khoản vay thêm 500 triệu phải có sự đồng ý bằng văn bản của B. Do đó:
- Nếu HĐ bảo lãnh lúc trước có thể hiện B đồng ý bảo lãnh cho các khoản nợ khác sau này phát sinh thêm thì khi vay lần 2 không cần B ký bảo lãnh.
- Nếu HĐ bảo lãnh lúc trước không thể hiện B đồng ý bảo lãnh cho các khoản nợ khác sau này phát sinh thêm thì khi vay lần 2 buộc phải có chủ ký của B ký bảo lãnh.
b. Theo anh chị, ngân hàng cho vay hoặc ko cho A vay với điều kiện (B đồng ý bảo lãnh cho khoản vay thứ hai của A bằng tài sản B thế chấp) có được ko? Tại sao
Luật dân sự:
Điều 324. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ theo khoản 1 điều 324 này thì NH có quyền cho vay đối với khoản vay thứ 2.
2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Căn cứ theo khoản 2 điều 324 này thì NH có quyền không cho vay đối với khoản vay thứ 2 vì tài sản đã dùng đảm bảo khoản vay khác trước rồi.
c. Giả sử đến hạn trả nợ A ko trả nợ ngân hàng, cách thức xử lý khoản nợ trên sẽ như thế nào?
Luật dân sự:
Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Nếu bên bảo lãnh đồng ý thì sẽ bán tài sản hoặc bán đấu giá tài sản dùng bảo đảm để trả nợ, lãi. Trường hợp bên bảo lãnh không hợp tác, không đồng ý thực hiện nghĩa vụ thì đã phát sinh tranh chấp hợp đồng đảm bảo: ngân hàng phải khởi kiện ra toà án để được xét xử, thi hành án.