Chào bạn.
Để nói về hiệu lực của văn bản pháp luật thì rất dài vậy nên tôi xin trích một đoạn như sau:
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Trong thực tế, để sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta cần phải xác định rõ hiệu lực của chúng. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội được xác định trong phạm vi thời gian (khi nào?), không gian (ở đâu?) và đối tượng tác động nhất định (đối với ai?).
* Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi kể từ khi nó bắt đầu (thời điểm phát sinh) đến khi chấm dứt (thời điểm chấm dứt) hiệu lực.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản có thể được xác định theo nhiều hướng khác nhau: có thể ghi rõ hoặc không ghi rõ trong văn bản, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh và điều kiện.Cụ thể, với các văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì thời điểm phát sinh hiệu lực được ghi trong chính văn bản.Tuy nhiên, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 thì thời điểm này không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày văn bản đó được công bố hoặc kí ban hành, trừ những trường hợp văn bản ban hành đòi hỏi thực hiện trong tình trạng khẩn cấp như phòng chống thiên tai, dịch bệnh,… thì có thể có hiệu lực ngay từ thời điểm được công bố hoặc kí ban hành nhưng phải được quy định trong chính văn bản và được công bố ngay sau hai ngày làm việc.Còn với các văn bản của chính quyền địa phương thì văn bản của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân kí ban hành; đối với cấp huyện và cấp xã thì lần lượt sau 7 ngày, 5 ngày.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định trong các trường hợp sau.Thứ nhất là trường hợp hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.Thứ hai, văn bản hết hiệu lực do bị thay thế bởi một văn bản khác (có thể là một văn bản cùng loại nhưng cũng có thể là một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn) do chính cơ quan đó ban hành.Thứ ba, văn bản có thể bị tuyên bố bãi bỏ hoặc huỷ bỏ hoặc tuyên bố hết hiệu lực bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp ngưng hiệu lực: văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực có thể bị tạm đình chỉ để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý.Kể từ thời điểm nó bị tạm thi hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền là khoảng thời gian văn bản bị tạm ngưng hiệu lực.Văn bản đó có thể tiếp tục có hiệu lực hay bị huỷ bỏ là do quyết định của cơ quan xử lý có thẩm quyền.
Chú ý vấn đề hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước): là trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã phát sinh hiệu lực áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra trước thời điểm phát sinh hiệu lực của nó.Thông thường, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có giá trị tác động từ sau khi nó có hiệu lực, song có những trường hợp đặc biệt, vì nguyên tắc nhân đạo, văn bản lại được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã xảy ra từ trước khi nó có hiệu lực.Đó chính là trường hợp văn bản có hiệu lực hồi tố.Không được quy đinh hiệu lực hồi tố với các trường hợp sau: quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
* Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là giá trị tác động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ, vùng hay khu vực nhất định.Có thể xác định hiệu lực về không gian theo các quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật nếu trong văn bản có điều khoản ghi rõ không gian của nó.Còn nếu trong văn bản không có điều khoản nào ghi rõ điều ấy thì cần phải dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản, dựa vào nội dung văn bản hoặc xác định dựa vào quy định của văn bản khác.Nhìn chung, với những văn bản do các cơ quan trung ương ban hành, nếu không xác định rõ giới hạn hiệu lực về không gian thì mặc nhiên chúng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia (trừ những văn bản ban hành để điều chỉnh một số quan hệ xã hội ở miền núi, hải đảo,…). Đối với các văn bản của chính quyền địa phương, nếu văn bản không có hiệu lực trên lãnh thổ toàn địa phương thì phải ghi rõ trong văn bản đó.
Chú ý trường hợp có sự thay đổi địa giới hành chính giữa các địa phương: nếu một địa phương tách thành nhiều địa phương hoặc ngược lại thì văn bản của chính quyền địa phương cũ tiếp tục có hiệu lực trên phần không gian cũ của nó cho đến khi địa phương mới ban hành văn bản mới.Còn nếu một phần địa phương này được sát nhập vào địa phương khác thì văn bản của địa phương mở rộng có hiệu lực bao trùm lên bộ phận mới.
* Hiệu lực về đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội với những chủ thể nhất định (có thể là cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay đơn vị kinh tế,…).Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản thường được xác định trực tiếp trong văn bản đó.Nếu không được ghi rõ thì xác định dựa trên mối quan hệ với hiệu lực của văn bản về thời gian, không gian tác động và các văn bản pháp lý khác (nhất là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn); hoặc dựa vào cơ sở thẩm quyền của cơ quan ban hành.Thông thường, các văn bản pháp luật tác động đến tất cả mọi đối tượng nằm trong lãnh thổ mà văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực về thời gian và không gian nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, hiệu lực theo phạm vi tác động của văn bản có thể bị thay đổi mà chủ yếu là thu hẹp phạm vi đối tượng do sự hạn chế của văn bản có hiệu lực cao hơn, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hiệu lực của mỗi văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên ba mặt: theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng tác động.Việc nắm bắt hiệu lực của những văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp cho sự vân dụng chúng được thuận tiện, chính xác.
những trích dẫn nói trên sé giúp bạn hiểu thêm phần nào về hiệu lực của văn bản pháp luật.
về câu hỏi về 2 văn bản của cùng một cơ quan quy định về cùng một vấn đề thì bạn xem văn bản nào được ban hành sau thì sẽ được áp dung.
về câu hỏi văn bản của hđnn và ubnd thì mình có thể trả lời bạn như sau, căn cứ vào chức năng quyền hạn và nhiệm vụ thì hai cơ quan đó ko thể nào ra một văn bản để giải quyết hay quyets định cùng một vấn đề, bạn nên xem lại.
câu hỏi tiếp theo là về hiệu lực 2 văn bản qui định khác nhâu về cùng một vắn đề thì áp dụng văn bản của cơ quan cấp treen, nếu cùng cấp thì áp dụng các văn bản của cơ quan chuyên ngành.
Thân!