Chào bạn BachThanhDC,
Xin phản hồi bạn.
1) Theo tôi nếu chỉ căn cứ vào việc
bị đơn yêu cầu không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn để kết luận đây không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn, mà chỉ là ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn (như bạn nói), là không có cơ sở, không phù hợp với hướng dẫn tại NQ 02/2006/NQ-HĐTP.
Thông thường khi có tranh chấp, để chống lại nguyên đơn thì bao giờ bị đơn cũng khai nại ra một lý do nào đó ( dù có căn cứ hợp pháp hay không) để làm cơ sở cho việc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, hoặc để trì hoản thực hiện nghĩa vụ với nguyên đơn,...Để hạn chế tình trạng tiêu cực nói trên, bảo vệ quyền và lợi ích ngang nhau cho các bên tham gia tố tụng, pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ phản tố của bị đơn có trình tự, thủ tục như yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nói nôm na là bị đơn phải nộp tài liệu và nộp tạm ứng án phí phản tố mới được tòa xem xét, chứ không phải chống lại nguyên đơn bằng cách khai nại ra một sự kiện nào đó để tòa phải xem xét, nếu được thì tốt mà không được thì cũng chẵng mất gì!
Do đó để xác định yêu cầu của bị đơn có phải là yêu cầu phản tố hay không? - Cần phải xác định yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn thuộc các loại quan hệ pháp luật cụ thể nào mà tòa án cần phải xem xét giải quyết trong vụ án, quan hệ pháp luật liên quan đối với yêu cầu của các bên là cùng một quan hệ hay khác quan hệ, tính chất của quan hệ pháp luật cụ thể ...( từ đó mới đưa ra kết luận yêu cầu của bị đơn có cùng về yêu cầu của nguyên đơn hay không để xác định là phản tố hay chỉ là ý kiến của bị đơn).
2) Đúng như bạn nói, tôi cũng có một số văn bản và cũng có tìm hiểu pháp luật nhưng tất nhiên chưa đủ trình độ để khẳng định mình (nghi ngờ không biết mình hiểu như vậy là đúng hay sai) nên mới đưa lên diễn đàn để cùng thảo luận hầu tìm hiểu cho thấu đáo, mong bạn thông cảm tôi chỉ có phản đối bạn về phương pháp xác định để đưa ra kết luận là "phản tố hay không phải phản tố" mà thôi.
Trở lại chủ đề này, tôi cho rằng yêu cầu của nguyên đơn là quan hệ pháp luật về hợp đồng, yêu cầu của bị đơn cũng là quan hệ pháp luật về hợp đồng, nhưng nó là hai hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau, có thể tách thành 2 vụ án khác nhau nhưng vì có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Ví dụ: A bán cho B căn nhà hợp đồng đã công chứng, 3 năm sau B thỏa thuận với A trả lại nhà và nhận lại tiền mua nhà. Sau đó B kiện A yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng bán nhà trước đây, A chống yêu cầu của B bằng cách yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng trả lại nhà sau nầy. Tòa xử hợp đồng trả lại nhà giữa A và B bị vô hiệu vì vi phạm hình thức.
Trân trọng
Cập nhật bởi camphuongsu ngày 12/07/2010 05:57:13 PM