PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013

Chủ đề   RSS   
  • #372526 04/03/2015

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013

    GIỚI THIỆU

     

    Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014[1]), như vậy sau hơn 21 năm nước ta đã có bản Hiến pháp mới, Hiến pháp của thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển[2]. Hiến pháp là Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý[3].

     

    Mỗi bản Hiến pháp đều có vai trò, sứ mệnh lịch sử riêng nhưng tựu chung lại đều góp phần phát triển đất nước, công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian để hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về Hiến pháp; một bộ phận không nhỏ coi Hiến pháp là điều cao xa. Nhằm đưa Hiến pháp đến gần gũi với quần chúng nhân dân, tác giả sẽ phân tích toàn văn Hiến pháp 2013, nêu ra những điểm mới cơ bản của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992[4]

     

     

    PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG HIẾN PHÁP 2013

     

    Hiến pháp 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 chỉ giữ nguyên 5 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 103 điều. Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như sau:

     

    - Chương 11: Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh được ghép vào Chương 1.

     

    - Chương 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên Chương 2 với tên gọi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

     

    - Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

     

    Đặc biệt, từ “nhân dân” được thay thế bằng từ “Nhân dân” nhằm đề cao hơn nữa vai trò của Nhân dân.

    Xem danh sách tổng quan so sánh Hiến pháp 1992 với 2013 tại phụ lục 3.1.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem điều 1 Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội.

    [2] Đến nay nước ta đã trải qua các bản Hiến pháp sau 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

    [3] Xem khoản 1 điều 119 Hiến pháp 2013.

    [4] “Hiến pháp 1992” được hiểu là nội dung đã được “hợp nhất” của Hiến pháp 1992 và Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội (sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992).

     

     
    194574 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

7 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #374960   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (020)

    2.3.5 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 75.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước

    Điều 18.

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

    2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

     

    Điều này được sửa đổi bổ sung trên cơ sở điều 75 của Hiến pháp 1992, theo đó, khẳng định:

     

    - Một là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nghĩa là, người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước đều thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam, thể hiện tính đoàn kết dân tộc cao của người Việt Nam.

     

    - Hai là, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó giữa gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Điều này thể hiện nhà nước không có sự phân biệt đối xử giữa người Việt Nam trong nước hay ngoài nước mà là đối xử ngang nhau.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhuong14 (21/03/2015)
  • #375075   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (021)

    2.3.6 Quyền sống

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

     

     

    Điều 19.

    Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

     

    Đây là điều mới hoàn toàn so với Hiến pháp 1992, ghi nhận quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người là quyền được sống. Quyền đó được pháp luật bảo hộ và không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật. Nghĩa là, trong những trường hợp nhất định thì vẫn có thể tước đoạt tính mạng của người khác theo khuôn khổ của pháp luật. Ví dụ: bị cáo bị tuyên án tử hình sẽ bị thi hành án để tước đoạt tính mạng của người có tội này theo quy định của pháp luật.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375076   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (022)

    2.3.7 Bảo đảm quyền con người

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 71.

    Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

    Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

    Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

     

     

    Điều 20.

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

    2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

     

    Điều này quy định rõ về nhân quyền, gồm các vấn đề sau:

     

    - Một là, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

     

    - Hai là, mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

     

    - Ba là, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

     

    - Bốn là, mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 71 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992, điều này được bổ sung quy định “mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”.

     

    Quy định mới này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, góp phần phát triển y học nước nhà, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người không may bị bệnh tật và cứu sống nhiều người bị bệnh hiểm nghèo.

     

    Dù mục đích thử nghiệm là giúp nền y học phát triển, mang lợi ích chung cho xã hội tuy nhiên vẫn đảm bảo quyền con người một cách tuyệt đối, chỉ được tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người khi có sự đồng ý của họ.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375077   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (023)

    2.3.8 Bảo đảm quyền bí mật đời tư[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 73

    Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

    Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 21.

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

    2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

    Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 73 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định rõ về bí mật đời tư như sau:

     

    - Một là, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

     

    - Hai là, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

     

    Đây là hai điểm mới trong Hiến pháp 2013 mà Hiến pháp 1992 không đề cập đến.

     

    - Ba là, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

     

    - Bốn là, không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

     

    Hai điểm này quy định cụ thể và chi tiết hơn so với Hiến pháp 1992.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375078   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (024)

    2.3.9 Bảo đảm quyền chỗ ở[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 73

    Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

    Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

    Điều 22.

    1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

    2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

     

     

    Điều này quy định về quyền chỗ ở, như sau:

     

    - Một là, công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

     

    - Hai là, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

     

    - Ba là, việc khám xét chỗ ở do luật định.

     

    Về cơ bản điều này được giữ nguyên theo Hiến pháp 1992 nhưng được tách ra thành một điều (trước kia nhập chung với bí mật đời tư).

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm điều 46 Bộ luật dân sự năm 2005; Luật nhà ở năm 2005. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375079   19/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (025)

    2.3.10 Quyền tự do đi lại và cư trú của công dân[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 68

    Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

    Điều 23.

    Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 68 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định quyền tự do đi lại và cư trú của công dân ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

     

    Như vậy, so với Hiến pháp 1992 thì cụm “theo quy định của pháp luật” thay thế bằng “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhằm rõ ràng hơn.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm điều 48 Bộ luật dân sự năm 2005; Luật cư trú năm 2006; Luật cư trú sửa đổi năm 2013. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ttpthuy (20/03/2015)
  • #375169   20/03/2015

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    đánh dấu để làm bài

     
    Báo quản trị |  
  • #375193   20/03/2015

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    Bác làm giúp em câu này luôn ới ợ “…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích lời nói đầu Hiến pháp năm 2013). Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?

     
    Báo quản trị |  
  • #375300   20/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (026)

    2.3.11 Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 70

    Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

    Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

    Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

    Điều 24.

    1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

    2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

    3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

    Hiến pháp 2013 đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo như sau:

     

    - Một là, mọi người được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

     

    Như vậy, dù theo hay không theo tôn giáo nào thì mọi người đều được đối xử ngang nhau trước pháp luật, không hề có sự phân biệt đối xử nào.

     

    - Hai là, nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

     

    Nghĩa là mọi hành vi phân biệt đối xử tôn giáo; xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người theo hoặc không theo tôn giáo sẽ bị pháp luật nghiêm trị.

     

    - Ba là, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

     

    Nghĩa là bên cạnh sự bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng thì cũng nghiêm trị những kẻ lợi dụng sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo có hành vi vi phạm pháp luật.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 70 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp 2013 đã thay thế cụm Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” thành “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Việc thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, mang tính bảo hộ chung đối với tín ngưỡng, tôn giáo chứ không chỉ bảo hộ nơi thờ tự.

     

    Điều này, khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do, tín ngưỡng và đập tan những luận điều của kẻ chống phá đất nước với khẩu hiệu “Việt Nam đàn áp giáo dân, không thực hiện quyền tự do, tín ngưỡng...”.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm điều 47 Bộ luật dân sự năm 2005.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375357   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (027)

    2.3.12 Quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 69

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

    Điều 25.

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

     

    Điều này khẳng định Nhà nước công nhận, tôn trọng và bảo vệ các quyền sau của công dân:

     

    - Một là, quyền tự do ngôn luận.

     

    - Hai là, quyền tự do báo chí.

     

    - Ba là, quyền tiếp cận thông tin.

     

    - Bốn là, quyền hội họp.

     

    - Năm là, quyền lập hội.

     

    - Sáu là, quyền biểu tình.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 69 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992 thì điều này có những điểm mới sau: cụm “được thông tin” thay thành “tiếp cận thông tin” cho chuẩn xác về mặt từ ngữ; cụm “theo quy định của pháp luật” thay thành “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhằm rõ ràng hơn.

     

    Dẫu các bản Hiến pháp trước vẫn ghi nhận quyền biểu tình của công dân tuy nhiên trên thực tế công dân chưa có điều kiện để thực hiện quyền này bởi pháp luật chưa có quy định hướng dẫn thực hiện quyền biểu tình. Chắc rằng, trong thời gian sắp tới Quốc hội sẽ ban hành luật biểu tình để hiện thực hóa quyền lợi chính đáng này của công dân.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Luật báo chí năm 1989; Luật báo chí sửa đổi năm 1999.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375358   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (028)

    2.3.13 Bình đẳng giới[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 63

    Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

    Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

    Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

    Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.

    Điều 26.

    1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

    2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

    3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 63 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định về vấn đề bình đẳng giới như sau:

    - Một là, nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

     

    So với Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp 2013 quy định ngắn gọn nhưng mang tính bao hàm, đầy đủ nghĩa. Cụm từ “nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” rộng nghĩa hơn cụm từ nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” của Hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” – dường như “ưu ái” đối với phụ nữ mà bỏ bên lề nam giới, nên Hiến pháp 2013 quy định ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa “Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”.

     

    - Hai là, nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

     

    Như vậy, so với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 quy định điều này ngắn chữ nhưng đủ nghĩa. Đoạn trên đã thay thế đoạn Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

     

    Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ”.

     

    - Ba là, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

     

    Nghĩa là, những hành vi phân biệt đối xử về giới sẽ bị nghiêm trị.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Luật bình đẳng giới năm 2006.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375361   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (029)

    2.3.14 Tuổi bầu cử, ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 54

    Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Điều 27.

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

     

    Theo đó, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; đủ 21 tuổi trở lên được quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Quyền này được thực hiện theo luật định.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 54 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 bỏ đoạn Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú” vì điều này là đương nhiên đã được quy định trong các điều khác của Hiến pháp. Cụm “theo quy định của pháp luật” thay thành “Việc thực hiện các quyền này do luật định” nhằm rõ ràng hơn.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Luật bầu cử quốc hội năm 1997; Luật bầu cử quốc hội sửa đổi năm 2001; Luật bầu cử hội đồng nhân dân 2003; Luật bầu cử hội đồng nhân dân sửa đổi năm 2010.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375362   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (030)

    2.3.15 Công dân tham gia quản lý nhà nước

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 53

    Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

    Điều 28.

    1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

    2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 53 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định về công dân tham gia quản lý nhà nước như sau:

     

    - Một là, công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

     

    So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 bổ sung quyền kiến nghị của công dân với cơ quan nhà nước.

     

    - Hai là, nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

     

    Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013 nhằm tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375364   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (031)

    2.3.16 Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 53

    Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

    Điều 29. 

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

     

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 53 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định về quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, theo đó: công dân đủ 18 tuổi trở lên được quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

     

    So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã quy định về độ tuổi – điều mà Hiến pháp 1992 không quy định.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375366   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (032)

    2.3.17 Quyền khiếu nại, tố cáo[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 74

    Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

    Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

    Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

    Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

    Điều 30.

    1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

    3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 74 của Hiến pháp 1992. Quyền khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

     

    - Một là, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

     

    + Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại: việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời[2].

     

    + Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại: cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó[3].

     

    + Nguyên tắc giải quyết tố cáo: việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo[4].

     

    + Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo: cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Việc tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật[5].

     

    Như vậy, Hiến pháp 2013 quy định đối tượng khiếu nại, tố cáo rộng hơn, đó là mọi người chứ không còn bó hẹp là công dân như Hiến pháp 1992.

     

    - Hai là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

     

    - Ba là, nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

     

    Như vậy, điều này bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của mọi người tuy nhiên cũng nghiêm trị hành vi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để vi phạm pháp luật.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011.

    [2] Xem thêm điều 4 Luật khiếu nại năm 2011.

    [3] Xem thêm điều 5 Luật khiếu nại năm 2011.

    [4] Xem thêm điều 4 Luật tố cáo năm 2011.

    [5] Xem thêm điều 5 Luật tố cáo năm 2011.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375367   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (033)

    2.3.18 Người bị buộc tội

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 72

    Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

     

    Điều 31.

    1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

    3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

    4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

    5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 72 của Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1992 thì Hiến pháp 2013 quy định chi tiết, góp phần bảo vệ người bị buộc tội hơn. Theo đó, điều này quy định những vấn đề sau:

     

    - Một là, không ai bị coi là có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

     

    - Hai là, người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời gian luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của pháp luật thì việc tuyên án cũng phải công khai.

     

    - Ba là, một tội phạm chỉ bị kết án một lần.

     

    - Bốn là, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

     

    - Năm là, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

     

    - Sáu là, người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375369   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (034)

    2.3.19 Quyền sở hữu

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 58

    Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.

    Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.

     

    Điều 32.

    1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

    2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

    3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 58 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định những vấn đề sau:

     

    - Một là, mọi người đều có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

     

    Như vậy, Hiến pháp 2013 đã bỏ quy định “đối với đất được Nhà nước giao sử dụng theo quy định tại tại Điều 17 và Điều 18”.

     

    - Hai là, quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

     

    - Ba là, Trong trường hợp cần thiết thì nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

     

    Đây là quy định mới nhằm đảm bảo lợi ích chung của quốc gia. Với những trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai Nhà nước được trưng mua hoặc trưng dụng đối với tài sản của tổ chức, cá nhân để đảm bảo lợi ích chung của đất nước. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân theo giá thị trường để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân đó.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375370   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (035)

    2.3.20 Quyền tự do kinh doanh[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 57

    Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Điều 33.

    Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 57 của Hiến pháp 1992. Đây là quy định mới tiến bộ trong Hiến pháp 2013, theo đó mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Bởi vậy, những ngành nghề chưa có mã ngành trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mà không thuộc trường hợp cấm kinh doanh thì công dân vẫn được quyền kinh doanh.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375371   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (036)

    2.3.21 Quyền an sinh xã hội

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

     

    Điều 34.

    Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

     

    Đây là điều mới trong Hiến pháp 2013, theo đó công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trong, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với Nhân dân, nhà nước sẽ tạo mọi thuận lợi để người dân có được một cuộc sống an lành.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)

     
    Báo quản trị |  
  • #375372   21/03/2015

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    PHÂN TÍCH TOÀN VĂN HIẾN PHÁP 2013 (037)

    2.3.22 Quyền làm việc của công dân[1]

     

    Hiến pháp 1992

    Hiến pháp 2013

    Điều 56

    Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.

    Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

    Điều 35.

    1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

    2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.  

    3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

     

    Điều này được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở điều 56 của Hiến pháp 1992. Điều này quy định những vấn đề sau:

     

    - Một là, công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

     

    Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013 nhằm Hiến định những điều đương nhiên đang diễn ra ngoài cuộc sống của công dân.

     

    - Hai là, người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

     

    Như vậy, Hiến pháp 2013 đã bỏ đoạn “và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động” bởi lẽ những quy định nêu trên chỉ cần văn bản dưới Hiến pháp quy định còn Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề mang tính nền tảng.

     

    - Ba là, nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.

     

    Đây là quy định mới của Hiến pháp 2013 nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, trẻ em trước độ tuổi lao động.

     

    (Còn nữa - tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành)



    [1] Xem thêm Bộ luật lao động năm 2012 và Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

     

     
    Báo quản trị |