Phân tích điểm mới Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017

Chủ đề   RSS   
  • #478278 13/12/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Phân tích điểm mới Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017

    >>> Tổng hợp điểm mới 6 Luật và 11 Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua

    >>> Văn bản hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng 2017 (tạm thời)

    Từ ngày 15/01/2018, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 sẽ chính thức có hiệu lực, thay đổi nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

    Sau đây là Toàn văn các điểm mới của Luật này cùng các phân tích về các sự thay đổi đó:

    STT

    Trước 15/01/2018

    Từ ngày 15/01/2018 trở đi

    Phân tích điểm mới

    1

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    28. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;

    b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;

    c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

    d) Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này;

    đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

    e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền; các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.

     

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    28. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;

    b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;

    c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

    d) Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này;

    đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

    e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền; các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.

    g) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.

    Làm rõ khái niệm về người có liên quan.

    Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền bổ sung người có liên quan khác ngoài những người đã quy định vào các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

     

     

     

     

    2

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Không có các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    33. Can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a của Luật này.

    34. Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.

    35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:

    a) Phương án phục hồi;

    b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;

    c) Phương án giải thể;

    d) Phương án chuyển giao bắt buộc;

    đ) Phương án phá sản.

    36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

    37. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

    39. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.

    40. Tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Làm rõ khái niệm về kiểm soát đặc biệt, ngoài ra, còn giải thích một số thuật ngữ về xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, phương án phục hồi, phương án xử lý pháp nhân, phương án chuyển giao bắt buộc, tổ chức tín dụng được chỉ định, tổ chức tín dụng hỗ trợ.

    Các khái niệm giải thích này nhằm làm rõ nội hàm của các cụm từ được sử dụng tại Luật.

    3

    Điều 28. Thu hồi Giấy phép

    1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:

    a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

    b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;

    Điều 28. Thu hồi Giấy phép

    1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:

    a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

    b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;

    Bổ sung trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý.

    Nội dung sửa đổi này nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật dân sự 2015.
     

    4

    Điều 29. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:

    a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

    c) Tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;

    d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

    đ) Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại;

    e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng;

    g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài.

    2. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với thay đổi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này; có văn bản chấp thuận thay đổi quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều này; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    4. Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:

    a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận và đăng ký điều lệ đã sửa đổi, bổ sung tại Ngân hàng Nhà nước;

    b) Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này;

    c) Công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

    Điều 29. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:

    a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

    c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;

    d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

    đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại.

    Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này;

    e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;

    g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

    2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    4. Khi được chấp thuận thay đổi một hoặc một số nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:

    a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;

    b) Đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này;

    c) Công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

    - Sửa đổi tên và địa điểm thành địa điểm, bởi bản chất nói đến địa điểm là đã nói đến tên của địa điểm đó.

    - Bổ sung trường hợp mua bán, chuyển nhượng cổ phần có giá trị từ 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Trường hợp này, bên mua, bên nhận chuyển nhượng phải kê khai cụ thể các nguồn vốn sử dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần và có văn bản cam kết không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần.

    - Không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chấp thuận các thay đổi nêu trên mà giao toàn bộ nội dung này cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện.

    - Bổ sung thêm nhiệm vụ buộc NHNN đó là quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của quỹ tín dụng nhân dân.

    - Xóa bỏ cơ chế xin cho bằng việc đăng ký mà thay vào đó là thông báo thông qua hình thức gửi. 

    5

    Điều 31. Điều lệ

    3. Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phải được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.

    Điều 31. Điều lệ

    3. Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phải gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.

    Xóa bỏ cơ chế xin cho, thay vào đó là cơ chế thông báo

    6

    Điều 33. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ

    1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng:

    a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

    c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

    d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

    đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

    e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;

    g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.

     

    Điều 33. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ

    1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng:

    a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

    b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

    c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

    d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

    đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

    e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;

    g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.

    h) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Bổ sung trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, theo đó, người đã bị áp dụng biện pháp không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Quy định này nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời nâng cao năng lực quản trị điều hành của tổ chức tín dụng.

    7

    Điều 34. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ

    3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau đây:

    a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng;

    b) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của doanh nghiệp khác.

     

    Điều 34. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ

    3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

    4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

    Bổ sung thêm các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ

     

    8

    Điều 39. Trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan

    1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng phải công khai với tổ chức tín dụng các thông tin sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà mình và người có liên quan đứng tên sở hữu phần vốn góp, cổ phần hoặc ủy quyền, ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên từ 5% vốn điều lệ trở lên;

    b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà mình và người có liên quan đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

    2. Việc công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này và việc thay đổi thông tin liên quan phải được thực hiện bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin.

    3. Tổ chức tín dụng phải công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ hằng năm cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng.

     

    Điều 39. Trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan

    1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng phải công khai với tổ chức tín dụng các thông tin sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà mình và người có liên quan đứng tên sở hữu phần vốn góp, cổ phần hoặc ủy quyền, ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên từ 5% vốn điều lệ trở lên;

    b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà mình và người có liên quan đang là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

    2. Việc công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này và việc thay đổi thông tin liên quan phải được thực hiện bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin.

    3. Tổ chức tín dụng phải công khai thông tin quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ hằng năm cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng.

    4. Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin công khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Bổ sung thủ tục công khai các lợi ích liên quan đến NHNN.

    9

    Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát

    1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    2. Ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; định kỳ hằng năm xem xét lại quy định nội bộ của Ban kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.

    ..

    Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát

    1. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng trong việc quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    2. Ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm soát; định kỳ hằng năm xem xét lại quy định nội bộ của Ban kiểm soát, các chính sách quan trọng về kế toán và báo cáo.

    2a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ.

    ...

    Bổ sung trách nhiệm đối với Ban kiểm soát trong việc quản lý nhân sự thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ.

    10

    Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng

    1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;

    b) Có đạo đức nghề nghiệp;

    c) Là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên độc lập của Hội đồng quản trị hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 03 năm là người quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán hoặc kế toán.

    4. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;

    b) Có đạo đức nghề nghiệp;

    c) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

    d) Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm

    Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán;

    đ) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

     

    Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng

    1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;

    b) Có đạo đức nghề nghiệp;

    c) Có bằng đại học trở lên;

    d) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

    4. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;

    b) Có đạo đức nghề nghiệp;

    c) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

    d) Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;

    Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng.

    Quy định này nhằm thêm yêu cầu về năng lực quản trị điều hành cho nhân sự quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng.

     

     
    20396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478425   14/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    11

    Điều 52. Các loại cổ phần, cổ đông

    6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

    Điều 52. Các loại cổ phần, cổ đông

    6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này.

    Bổ sung quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất đối với các phương án kiểm soát đặc biệt được thay đổi tại Luật này.

    12

    Điều 54. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;

    b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;

    c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng;

    Điều 54. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;

    b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;

    c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;

    Bổ sung nghĩa vụ của cổ đông phổ thông nhằm ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, mâu thuẫn trong tư cách, quyền lợi, nghĩa vụ của các cổ đông.

    13

    Điều 55. Tỷ lệ sở hữu cổ phần

    1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

    2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của Luật này để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;

    b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

    c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

    3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

    4. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

    5. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.

     

    Điều 55. Tỷ lệ sở hữu cổ phần

    1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

    2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;

    b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

    c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.

    3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.

    4. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

    5. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.

    - Quy định này nhằm đảm bảo an toàn trong trường hợp TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, bên cạnh đó, tránh tình trạng sở hữu chéo.

    - Bổ sung trường hợp ngoại lệ đối với cổ đông và người liên quan trong việc góp vốn để đảm bảo tính thống nhất đối với các quy định nêu trên.

    14

    Điều 56. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần

    1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.

    2. Trong thời gian đang xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được chuyển nhượng cổ phần, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án;

    c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác nhằm thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 149 của Luật này.

    3. Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    4. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 của Luật này.

     

    Điều 56. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần

    1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.

    2. Trong thời gian đang xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được chuyển nhượng cổ phần, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án;

    c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    4. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 của Luật này.

    Các quy định này được sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện phương án xử lý pháp nhân dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần được phê duyệt cho phù hợp với chính sách đã điều chỉnh tại Luật.
     

    15

    Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

    5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị, các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.

    Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị

    5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.

    Bỏ quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ, nhằm đảm bảo tính khách quan khi thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

    16

    Điều 75. Cơ cấu tổ chức

    1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

    2. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Điều 75. Cơ cấu tổ chức

    1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

    2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

    Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến việc bầu, bổ nhiệm các chức danh quy định tại khoản này.

    3. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Nhấn mạnh các chức danh quan trọng chủ chốt tại TCTD phải được NHNN chấp thuận.

    Đồng thời, giao nhiệm vụ cho NHNN quy định chi tiết các nội dung này.

    17

    Điều 103. Góp vốn, mua cổ phần

    3. Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

     

    Điều 103. Góp vốn, mua cổ phần

    3. Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

    Thay đổi cụm từ “quản lý tài sản bảo đảm” thành “quản lý nợ và khai thác tài sản”  nhằm đảm bảo đúng quy định chức năng của NHTM.

    18

    Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính

    3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

     

    Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính

     

    3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

    19

    Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

    6. Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

    Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

    Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

    7. Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

    Các quy định này được sửa đổi, bổ sung nhằm minh bạch nguồn vốn góp của cổ đông, ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, tăng vốn ảo.

     

    20

    Điều 127. Hạn chế cấp tín dụng

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

    a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

    d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

    đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

    e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

    Điều 127. Hạn chế cấp tín dụng

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

    a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;

    c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

    d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

    đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

    e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

    5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.

    - Mở rộng phạm vi hạn chế cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của TCTD, tránh xảy ra các trường hợp tham nhũng như xảy ra trong thời gian vừa qua.

    - Xác định rõ tổng mức dư nợ cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho TCTD khi thực hiện cấp tín dụng trong phạm vi bị hạn chế.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478435   14/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    21

    Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng

    1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

    2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

    3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

    4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành.

    5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    7. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.

    8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng

    1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

    2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

    3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

    4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

    5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.

    Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Quy định lại giới hạn cấp tín dụng, cụ thể là mức dư nợ cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu…nhằm bao quát hết các trường hợp có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn khi cấp tín dụng của TCTD.

    - Giao rõ nhiệm vụ cho Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục đề nghị chấp thuận cấp tín dụng cho một số đối tượng đặc biệt.

    22

    Điều 129. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

    1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

    2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

    3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

    4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Luật này vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.

    5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

     

    Điều 129. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

    1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 103 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

    2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

    3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

    4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Luật này vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.

    5. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

    6. Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý.

    Quy định rõ giới hạn góp vốn, mua cổ phần không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý để tránh tình trạng sở hữu chéo.

     

    23

    Điều 130. Tỷ lệ bảo đảm an toàn

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

    a) Tỷ lệ khả năng chi trả;

    b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

    c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

    d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

    đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;

    e) Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

    2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

    3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    4. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.

    5. Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước giải pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật này, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

    Điều 130. Tỷ lệ bảo đảm an toàn

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

    a) Tỷ lệ khả năng chi trả;

    b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

    c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

    d) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

    đ) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;

    e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

    2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

    3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    4. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.

    5. Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước giải pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật này, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

    - Sửa quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

    - Bãi bỏ nội dung tại khoản 5 bởi đã có các nội dung hướng dẫn chi tiết các trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt được bổ sung bên dưới.

     

    24

    Không có nội dung này

    Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:

    a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;

    b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;

    c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.

    Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.

    4. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:

    a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;

    b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

    c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;

    d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;

    đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;

    e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

    5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều này.

    6. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khi tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

    7. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.

    Quy định bổ sung nhằm đảm bảo an toàn cho TCTD khi có dấu hiệu bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

    25

    Điều 141. Báo cáo

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Ngoài báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

    a) Phát sinh diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Có thay đổi về tổ chức, quản trị, điều hành, tình hình tài chính của cổ đông lớn và các thay đổi khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Điều 141. Báo cáo

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Ngoài báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

    a) Phát sinh diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

    b) Có thay đổi về tổ chức, quản trị, điều hành, tình hình tài chính của cổ đông lớn và các thay đổi khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    c) Thay đổi tên chi nhánh của tổ chức tín dụng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh dưới 05 ngày làm việc; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

    Thêm nội dung cần báo cáo nhằm bảo đảm tính minh bạch, phục vụ cho công tác quản lý của NHNN.

    26

    Điều 146. Áp dụng kiểm soát đặc biệt

    1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

    2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

    3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;

    b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;

    c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

    d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

    đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

    Điều 147. Quyết định kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.

    2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm các nội dung sau đây:

    a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

    b) Lý do kiểm soát đặc biệt;

    c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;

    d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

    3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

    4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

    Điều 148. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

    1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:

    a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;

    b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;

    c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động.

    2. Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn sau đây:

    a) Đình chỉ hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;

    b) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

    c) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;

    d) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng;

    đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

    3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.

    Điều 149. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật này.

    2. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.

    3. Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

    4. Việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Điều 150. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

    1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;

    2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 148 của Luật này;

    3. Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 148 của Luật này;

    4. Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 của Luật này.

    Điều 151. Khoản vay đặc biệt

    1. Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong các trường hợp sau đây:

    a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

    b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác.

    2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần vốn góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy định tại Điều 149 của Luật này.

    3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng.

    Điều 152. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;

    b) Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

    c) Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán.

    2. Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt được thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.

    3. Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán gửi Tòa án.

    Mục 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 145. Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

    1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:

    a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

    b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

    c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

    d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

    Điều 145a. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

    2. Ngân hàng Nhà nước quy định các nội dung sau đây:

    a) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

    b) Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    3. Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành dư nợ cho vay đặc biệt.

    Điều 145b. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

    Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

    2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể;

    3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 146. Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

    a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

    b) Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

    c) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

    a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;

    b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;

    c) Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    3. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây:

    a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;

    b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

    c) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.

    Điều 146a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.

    2. Quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 148b của Luật này trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.

    3. Chỉ định Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    4. Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    5. Quyết định không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt.

    6. Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 146d của Luật này, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.

    7. Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

    a) Báo cáo việc sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp;

    b) Không được chuyển nhượng cổ phiếu, phần vốn góp;

    c) Không được sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm.

    8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

    Điều 146b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

    1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:

    a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;

    b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuế tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.

    2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.

    3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.

    4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.

    6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

    Điều 146c. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

    a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;

    b) Thực hiện chủ trương, phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

    c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 146a của Luật này;

    d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.

    2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

    a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng.

    Điều 146d. Khoản vay đặc biệt

    1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp sau đây:

    a) Để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;

    b) Để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại chưa được phê duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt;

    b) Khi giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.

    3. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 146đ. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 146b của Luật này.

    2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ quy định tại các điều 128, 130, 131 và 140 của Luật này mà thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể; trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi.

    3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.

    4. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

    5. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

    6. Số lượng thành viên, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hiện tại tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

    - Hoàn thiện quy định nhằm xử lý vướng mắc, bất cập trong quá trình NHNN kiểm soát TCTD trên thực tế trong thời gian vừa qua.

    Đồng thời, bổ sung các quy định về nguồn thông tin để phát hiện TCTD được kiểm soát đặc biệt.

    - Các quy định về xác định tổ chức tín dụng được đặt vào tình trang kiểm soát đặc biệt xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, có bổ sung thêm một số trường hợp có thể xem xét đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt như trường hợp mất khả năng thanh toán; có nguy cơ mất khả năng thanh toán do mô hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro, vi phạm pháp luật của người quản lý, người điều hành; trường hợp có kiến nghị của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc theo đề nghị của tổ chức tín dụng.

    So với quy định hiện hành, Luật đã quy định cụ thể hơn thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; bổ sung quy định về trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt,bổ sung quy định về thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt về việc chỉ đạo tổ chức tín dụng áp dụng ngay các biện pháp cần thiết trước khi thực hiện phương án xử lý (rà soát mạng lưới, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và thực hiện cắt giảm chi phí, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm...) và một số nội dung cần thiết khác.

    - Quy định cụ thể hơn về khoản vay đặc biệt: TCTD được kiểm soát đặc biệt ngoài được vay đặc biệt của NHNN, TCTD khác như quy định hiện hành còn được vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân), Ngân hàng hợp tác xã (đối với quỹ tín dụng nhân dân); Luật cũng cụ thể hơn các trường hợp được vay đặc biệt, việc ưu tiên hoàn trả khoản vay đặc biệt.
     

    27

     

    Mục 1a. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 147. Đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.

    Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn quy định, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập.

    2. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành và gửi Ban kiểm soát đặc biệt kết quả tự đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng đó và đề xuất chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    3. Trong thời hạn 05 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Việc đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Nội dung đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định nhưng phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

    a) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

    b) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin;

    c) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh.

    6. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó.

    Điều 147a. Đề xuất và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.

    - Quy định hiện hành chưa quy định rõ về đánh giá thực trạng tổng thể về tài chính, hoạt động, quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng trước khi xây dựng phương án củng cố và phục hồi hoạt động để làm cơ sở cho việc xem xét lựa chọn, áp dụng các giải pháp để phục hồi, củng cố hoạt động hoặc xử lý pháp nhân đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt phù hợp với thực trạng của từng TCTD được kiểm soát đặc biệt. Để đảm bảo việc xem xét lựa chọn phương án xử lý phù hợp với thực trạng của từng TCTD, Luật bổ sung quy định về đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó bao gồm nội dung về đối tượng thực hiện, cách thức đánh giá, thời hạn đánh giá phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụngđược kiểm soát đặc biệt.

    - Quy định hiện hành chưa quy định rõ về chủ trương lựa chọn phương án xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (phục hồi hay xử lý pháp nhân) trước khi Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, Luật xây dựng quy định về đề xuất và phê duyệt chủ trương xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó, nêu cụ thể đối tượng đề xuất, thẩm quyền phê duyệt chủ trương phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụngđược kiểm soát đặc biệt. Luật quy định rõ trách nhiệm đề xuất, thẩm quyền quyết định chủ trương xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệtnhư sau: Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm soát đặc biệt đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Luật này.

    28

    Không có nội dung này.

    Mục 1c.  PHƯỢNG ÁN SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 149. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Được quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 147a của Luật này hoặc thuộc một trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này;

    b) Có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

    c) Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này.

    2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

    Điều 149a. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

    1. Trình tự xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 148 của Luật này.

    2. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 148 của Luật này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 149b. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

    1. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

    a) Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án;

    b) Thông tin về tổ chức tín dụng bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật;

    c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất;

    d) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

    đ) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145 a của Luật này;

    e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 149c của Luật này cần áp dụng;

    g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án.

    2. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án phải có nội dung về phương án khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

    Điều 149c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

    Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:

    1. Các biện pháp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 148b của Luật này;

    2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo phương án đã được phê duyệt nhưng tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi;

    3. Các biện pháp khác theo phương án đã được phê duyệt.

    Điều 149d. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp

    1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt.

    2. Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung phương án, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.

    3. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    4. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Bổ sung quy địn về phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt

    29

    Không có nội dung này.

    Mục 1d. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 150. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi tổ chức tín dụng đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.

    2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

    Điều 150a. Tổ chức thực hiện giải thể

    1. Sau khi Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và giám sát việc thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này.

    2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể theo quy định của pháp luật.

    - Hoàn thiện quy định nhằm xử lý vướng mắc, bất cập trong quá trình NHNN kiểm soát TCTD trên thực tế trong thời gian vừa qua.

     

    30

    Không có nội dung này.

    Mục 1đ. PHƯƠNG ÁN CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 151. Chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại cho bên nhận chuyển giao theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm;

    b) Có đề nghị của bên nhận chuyển giao.

    2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

    Điều 151a. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, trừ trường hợp đã có báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 147 của Luật này và báo cáo kiểm toán đó được phát hành trong thời hạn 06 tháng trước ngày Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc.

    2. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.

    3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thực hiện việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn cụ thể.

    Trường hợp ngân hàng thương mại hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi theo quy định tại Mục 1b Chương VIII của Luật này hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145b của Luật này.

    Trường hợp ngân hàng thương mại không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao dự kiến xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

    4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án chuyển giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc.

    5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án chuyển giao bắt buộc do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

    6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước trình, Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc và giao Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.

    7. Trường hợp không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 151b. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc

    Phương án chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

    1. Thông tin về bên nhận chuyển giao;

    2. Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;

    3. Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;

    4. Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;

    5. Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;

    6. Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này;

    7. Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyên giao bắt buộc thông qua việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư mới, sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;

    8. Biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Điều 151c của Luật này cần áp dụng;

    9. Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

    Điều 151c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc

    Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    Điều 151d. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc

    1. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc sau khi phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. Kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.

    2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

    a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc;

    b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;

    c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.

    3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây:

    a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;

    b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:

    a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông;

    b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

    6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 151đ. Điều kiện đối với bên nhận chuyển giao

    1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;

    b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;

    c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi, trong đó bao gồm nội dung chứng minh bên nhận chuyển giao có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo phương án.

    2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Là pháp nhân;

    b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

    Điều 151e. Quyền của bên nhận chuyển giao

    1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:

    a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đối với trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    b) Không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;

    c) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;

    d) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.

    Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

    đ) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

    e) Được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng có quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt tỷ lệ giới hạn sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 55 và Điều 70 của Luật này.

    Điều 151g. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định và xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc

    1. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo phương án chuyên giao bắt buộc đã được phê duyệt.

    2. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp hoặc xử lý pháp nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trước thời hạn xác định trong phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a) Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

    b) Sau 01 năm, kể từ thời điểm quyết định chuyển giao bắt buộc có hiệu lực.

    - Hoàn thiện quy định nhằm xử lý vướng mắc, bất cập trong quá trình NHNN kiểm soát TCTD trên thực tế trong thời gian vừa qua.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    sh_bank (28/02/2021)
  • #478437   14/12/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    31

    Không có nội dung này.

     

    Mục 1e. PHƯƠNG ÁN PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

    Điều 152. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

    1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

    2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

    Điều 152a. Xây dựng và phê duyệt phương án phá sản

    1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

    Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện.

    2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Điều 152b. Nội dung phương án phá sản

    Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:

    1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản;

    2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;

    3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân;

    4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.

    Điều 152c. Tổ chức thực hiện phương án phá sản

    1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.

    3. Việc thực hiện phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng.

    - Hoàn thiện quy định nhằm xử lý vướng mắc, bất cập trong quá trình NHNN kiểm soát TCTD trên thực tế trong thời gian vừa qua.

     

    32

    Điều 155. Phá sản tổ chức tín dụng

    1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

    Điều 155. Phá sản tổ chức tín dụng

    1. Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

    3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.

    Thời điểm thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng trong trường hợp phá sản, theo đó, sau khi thẩm phán chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.
     

    33

    Điều 156. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng

    1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 154 của Luật này, tổ chức tín dụng phải tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng quy định tại Điều 155 của Luật này.

    4. Tổ chức tín dụng bị thanh lý có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản

    Điều 156. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Khi giải thể theo quy định tại Điều 154 của Luật này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị giải thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII của Luật này.

    4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thanh lý có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản.

    - Mở rộng phạm vi áp dụng thanh lý tài sản ngay cả đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    - Sửa đổi quy định giám sát, thanh lý tài sản để đảm bảo tính thống nhất với các điều chỉnh tại Luật này.

    34

    Điều 161. Quy định chuyển tiếp

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đã thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải xin cấp lại Giấy phép theo quy định của Luật này.

    2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thành lập và hoạt động theo Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải hoàn tất việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

    3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc bầu, bổ nhiệm hoặc bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng; Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại các điều 33, 34, 43, 44, 48, 50, 51, 62, 66, 70 và 89 của Luật này.

    4. Đối với các hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa  thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cấp tín dụng. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cấp tín dụng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Luật này.

    5. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phù hợp với quy định tại các điều 55, 103, 110, 115, 129 và 135 của Luật này.

    6. Chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tín dụng đang thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể hoạt động của các chương trình, dự án tài chính vi mô quy định tại khoản này.

    7. Kể từ thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đang thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng phải chấm dứt ngay các hoạt động ngân hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

    Điều 161. Quy định chuyển tiếp

    1. Việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được kiểm soát đặc biệt hoặc đang thực hiện phương án xử lý được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo phương án đã được quyết định.

    Việc điều chỉnh một hoặc một số nội dung của phương án đã được quyết định, thay đổi phương án hoặc xây dựng mới phương án cơ cấu lại được thực hiện theo quy định có liên quan tại các mục 1, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

    2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng, nhà đầu tư khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;

    b) Phương án bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: thông tin về bên nhận chuyển nhượng; phương án xử lý cả phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển nhượng; các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 151b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; các nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản này;

    c) Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151đ của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;

    d) Chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua; giá chuyển nhượng phần vốn góp không thấp hơn giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập xác định và theo cơ chế giá thị trường;

    đ) Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

    e) Bên nhận chuyển nhượng được thực hiện các quyền của bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151e của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;

    g) Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 151g của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

    4. Người quản lý, người điều hành và các chức danh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bầu, bổ nhiệm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc đến hết thời hạn bổ nhiệm.

    5. Đối với hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cấp tín dụng. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cấp tín dụng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

    6. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.

    Nội dung này quy định các trường hợp xử lý các tổ chức tín dụng đã được kiểm soát đặc biệt hoặc đang thực hiện phương án xử lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt  hoặc tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc trước ngày Luật có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại theo phương án đã được quyết định.

    Nếu có điều chỉnh thì phải phù hợp với Luật này.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (15/12/2017) sh_bank (28/02/2021) tuyentran3007 (31/01/2018)