Mong mọi người xem và góp ý... bổ sung cũng như lược bỏ những phần không cần thiết để bài làm của e tốt nhất.
Lần đầu làm bài còn nhiều sai sót, mong mọi người giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Đề bài:
Ngày 16 tháng 5 năm 2002, Nguyễn Văn A phạm tội giết (khoản 1 Điều 93 BLHS) nhưng chưa bị bắt giữ. Ngày 09 tháng 8 năm 2002, A lại phạm tội cướp tài sản (khoản 2 Điều 133 BLHS). Lần này A bị bắt giữ. Tòa án tuyên phạt A 17 năm tù đối với Tội giết người và 7 năm tù đối với Tội cướp tài sản.
Hỏi:
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội của A thuộc loại tội gì?
2. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của CTTP, hãy xác định tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao?
3. Hãy xác định khách thể và đối tượng tác động của tội giết người (Điều 93) và tội cướp tài sản (Điều 133).
Trả lời
1. 1. Trường hợp phạm tội của A thuộc loại tội gì?
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong BLHS, tội phạm được phân
thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đắc biệt nghiêm trọng
(khoản 2 Điều 8 BLHS).
Sự phân hóa bốn nhóm tội là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể cũng n như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong các ngành luật khác có liên quan. Đó là những căn cứ pháp lý thống nhất, nhất, giúp các nhà hoạt động thực tiễn có thể thực hiện được các nguyên tắc cá thể hóa hình phạt khi áp dụng luật Hình
sự.
Dựa vào những dữ liệu đề bài cho ta thể khẳng định trường hợp phạm tội của A thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ta có Ta có thể khẳng định như vậy là bởi vì:
Ngày Ngày 09 tháng 8 năm 2002, Nguyễn Văn A phạm tội cướp tài sản (khoản 2 Điều 133 BLHS) và bị phạt 7 năm tù. Theo như ta như ta thấy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với A với Tội cướp tài sản là đến mười năm năm, đối chiếu với khoản khoản 3 Điều 8 BLHS có thể khẳng định loại tội mà A thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng.
Mặt kh Mặt khác, ngày 16 tháng 5 năm 2002 (tức: trước khi A phạm Tội cướp tài sản), A phạm tội giết người (khoản 1 Điều 93 BLHS BLHS). Tòa án tuyên phạt A 17 năm tù đối với Tội giết người.
Trong Trong trường hợp này A đã phạm Tội rất nghiêm trọng là Tội cướp tài sản, trước đó A đã có hành vi giết người. Theo điểm điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS người nào: “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ta thấy mức c mức cao nhất của khung hình phạt này là đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình nên loại tội A thực hiện là tội ph tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
1. 2. Xác định CTTP của Tội cướp tài sản
Ngoài Ngoài việc xác định tội phạm thì việc xác định CTTP cũng là một việc quan trọng và tất yếu trong quá trình áp dụng pháp l luật hình sự. CTTP thể hiện rõ ở các bình diện sau: thứ nhất, CTTP là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để định tội danh chính xác; thứ hai, CTTP là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS người phạm tội; thứ ba, CTTP là là căn cứ để toàn án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với ngườibị kết án; thứ 4, CTTP là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và và củng cố trật tự pháp luật.
Dựa Dựa vào đặc điểm cấu trúc của CTTP, ta thấy Tội cướp tài sản có CTTP hình thức, bởi vì:
Theo như ta biết, CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Mà Mà theo như Điều 133 BLHS thì ta chỉ thấy dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội: “Người nào dùng dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Mặt Mặt khác, những hành vi như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị n tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm hiểm cho xã hội. Vì thế, Tội cướp tải sản có CTTP hình thức.
3. Khách thể và đối tượng tác động của Tội giết người và Tội cướp tài sản.
Trước Trước tiên ta cần hiểu được thế nào là khách thể và đối tượng tác động của tội phạm. Nói 1 cách đơn giản thì khách th khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đối tượng tác động của tội phạm phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại c cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Ngày Ngày 16 tháng 5 năm 2002, A đã giết người, ở đây ta thấy khách thể trong trường hợp này là quyền được bảo vệ tính mạng, mạng, sức khỏe của con người và đối tượng tác động chính là người bị giết hại
Ngày Ngày 09 tháng 8 năm 2002, A lại phạm tội cướp tài sản, ta thấy khách thể của tội phạm trong trường hợp này là quyền quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. Nếu chỉ nói một trong hai quan hệ sở sở hữu hoặc quan hệ nhân thân là khách thể của tội phạm trong trường hợp này thì không thể hiện được đầy đủ tính nguy nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của A trong trường hợp này đã làm xâm hại cả quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. Cụ thể đối tượng tác động là người bị cướp trong quan hệ nhân thân và tài tài sản bị cướp trong quan hệ sở hữu tài sản.
Cập nhật bởi thanhhanghlu ngày 05/03/2013 10:32:11 CH