Phân loại các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo Bộ luật hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #502965 23/09/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân loại các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu theo Bộ luật hình sự 2015

    Tội phạm xâm phạm sở hữu có thể được định nghĩa là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người đủ độ tuổi chịu trách nhệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại hoặc đe dọạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.

    Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì các tội xâm phạm sở hữu quy định các loại hành vi khách quan  ở các dạng sau đây:

    + Hành vi chiếm đoạt tài sản là người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của mình”…

    + Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được (ví dụ như: nhặt được, được chuyển khoản nhầm,…) sau khi chủ tài sản hay người quản lý hợp pháp tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

     + Hành vi sử dụng trái phép là vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà khai thác giá trị, giá trị sử dụng các tài sản mà không được phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có chức năng quản lý về nghiệp vụ đối với loại tài sản bị khai thác trái phép đó.

    + Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản là những hành vi được thể hiện thông qua đối tượng tác động làm mất hoàn toàn giá trị, giá trị sử dụng của tài sản (hủy hoại); làm mất giá trị từng phần có thể khôi phục được (làm hư hỏng

    + Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước hoặc vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

    Các hành vi xâm phạm sở hữu có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Riêng các tội phạm có tính chất chiếm đoạt chỉ có thể được thực hiện bằng hành động. Cách thức và hình thức chiếm đoạt rất đa dạng và được mô tả, khái quát thành những tội danh cụ thể.

    =>Từ các đặc điểm của hành vi khách quan khác nhau như trên, có thể phân loại Tội xâm phạm sở hữu thành các loại:

    Nhóm tội phạm có tính chất chiếm đoạt

    Gồm 8 tội danh:

    + Tội cướp tài sản (Điều 168);

    + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);

    + Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170);

    + Tội cướp giật tài sản (Điều 171);

    + Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172);

    + Tội trộm cắp tài sản (Điều 173);

    + Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174);

    + Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).

    Nhóm tội không có tính chất chiếm đoạt

    Gồm 2 tội danh:

    + Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176);

    +  Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)

    Nhóm tội không có tính vụ lợi, không chiếm đoạt

    Gồm 3 tội danh:

    + Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178);

    + Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179);

    + Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180).

     

    Kết luận: Việc hiểu và nhận thức đúng về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu và cách phân loại giúp cho việc xác định đúng tội danh, tránh được sự nhầm lẫn giữa các tội danh. Đặc biệt đối với các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chứng minh tội phạm được chính xác, bảo đảm xử lý đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.

     

     

     
    20776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận