Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

Chủ đề   RSS   
  • #505308 21/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

    Phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

    Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về 04 loại người đồng phạm, gồm có:

    (1)Người thực hành,

    (2) Người tổ chức,

    (3)Người xúi giục,

    (4) Người giúp sức.

    Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung

    Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.


    Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

    Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó…

    TIÊU CHÍ

    NGƯỜI THỰC HÀNH

    NGƯỜI TỔ CHỨC

    NGƯỜI XÚI GIỤC

    NGƯỜI GIÚP SỨC

    Khái niệm

    Là người trực tiếp thực hiện tội phạm

    Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm.

     

    Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm

    Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    Tính chất hành vi

    Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.

     

    Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều kiển hoạt động của nhóm đó. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.

    Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.

     

    So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành  thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.

    Mức độ trách nhiệm hình sự

    Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình.

    Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.

    Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.

     

    Thường chịu mức  TNHS nhẹ hơn người tổ chức.

    TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.

     

    Ví dụ

     

    Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

    +Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

     Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

     

    Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ:

    +Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là:bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    +Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

     

    Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

     

     
    29616 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    vietsonla (10/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506378   31/10/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    A và B đều là quân nhân tại ngũ, A là chỉ huy trực tiếp của B. Do quá tức tối về việc C (là bạn của B và là cấp dưới trực tiếp của A) yêu cô L (là người mà A đang theo đuổi). A đã gặp B bàn bạc lên kế hoạch, vạch định phương hướng làm nhục chiến sĩ C. Sau đó cả hai đã làm nhục C trước toàn đại đội.

    Quá uất ức C chỉ biết khóc và rất xấu hổ trước những đồng đội khác trong đơn vị. Trong trường hợp này A đã có hành vi làm nhục cấp dưới, còn B có hành vi làm nhục đồng đội. Hai người tuy cố ý thực hiện tội phạm nhưng khi xử lý vì là những chủ thể khác nhau A là chỉ huy, còn B là cấp dưới nên không xử lý cùng một tội danh, do đó A và B cũng không đồng phạm.

    Như vậy có đúng không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510337   17/12/2018

    kandyrajnbow123
    kandyrajnbow123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    cho mình hỏi "vì là những chủ thể khác nhau A là chỉ huy, còn B là cấp dưới nên không xử lý cùng một tội danh". Cái này quy định ở đâu vậy?

     
    Báo quản trị |  
  • #510403   18/12/2018

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    kandyrajnbow123 viết:

    cho mình hỏi "vì là những chủ thể khác nhau A là chỉ huy, còn B là cấp dưới nên không xử lý cùng một tội danh". Cái này quy định ở đâu vậy?

    Chào bạn, quy định về xử lý trách nhiệm hình sự đối với chỉ huy và cấp dưới (tuân thủ mệnh lệnh cấp trên) được quy định tại Điều 26 về Thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #510426   19/12/2018

    kandyrajnbow123
    kandyrajnbow123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Điều 26 quy định rõ là "....để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, an ninh...". Còn vấn đề làm nhục là vấn đề cá nhân mà bạn ?

     
    Báo quản trị |  
  • #510612   21/12/2018

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    kandyrajnbow123 viết:

    Điều 26 quy định rõ là "....để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, an ninh...". Còn vấn đề làm nhục là vấn đề cá nhân mà bạn ?

    Ý mình dẫn ra điều luật này là để căn cứ vào đó, cấp dưới (B) không thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự mà sẽ xử cùng tội danh với A, trong đó, có thể: A bị truy cứu trách nhiệm là người chủ mưu + người thực hành và B với vai trò là đồng phạm thực hành. Trường hợp này không xử 02 tội danh riêng biệt được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #510787   25/12/2018

    kandyrajnbow123
    kandyrajnbow123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    ý thì đúng nhưng mình nghĩ không nên nêu căn cứ Điều 26 vì như thế sẽ bị bắt bẻ ngay.Tốt nhất cứ Điều 17 mà căn cứ và giải thích

     
    Báo quản trị |  
  • #510821   25/12/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Luật hình sự

    Luật mới đã bổ sung quy định về vượt quá phạm vi ủy thác trong đồng phạm. Theo đó nếu người thực hành có những hành vi vượt quá thỏa thuận với những đồng phạm khác thì sẽ chịu trách nhiệm riêng biệt đối với những hành vi này. Theo mình, đây là một tiến bộ lớn của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #546105   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt của trường hợp phạm tội cố ý có nhiều người tham gia. Như vậy, để có đồng phạm đòi hỏi phải có nhiều người tham gia và phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Với sự tham gia của nhiều người thì không thể chỉ có người thực hiện tội phạm mà có thể có người cùng thực hiện tội phạm hoặc có người giúp sức thực hiện tội phạm hoặc có người xúi giục thực hiện tội phạm hoặc có người tổ chức thực hiện tội phạm. Chỉ khi có nhiều người tham gia vào việc phạm tội thì việc kiểm tra các dấu hiệu của đồng phạm mới đặt ra. Sự tham gia của nhiều người vào việc phạm tội có thể là đồng phạm và cũng có thể không phải là đồng phạm.

     
    Báo quản trị |