phân chia tài sản của ngừơi mất

Chủ đề   RSS   
  • #266253 02/06/2013

    lehuythinh

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phân chia tài sản của ngừơi mất

    Chào quý luật sư, tôi có 1 trừong hợp như thế này nhưng không giải quyết được rất mong sự giúp đỡ của luật sư.

    Nội dung vấn đề:

    Anh A và chị B lấy nhau hợp pháp và tạo ra khối tài sản 600triệu, anh A có một phần tài sản riêng 900triệu, 2 vợ chồng có 3 người con là C (20 tuổi), D (24 tuổi), E (27 tuổi) lao động bình thừơng. Nhưng anh A chết và lập di chúc lại cho ông M 50triệu và từ thiện 50triệu, nhưng không đề cập gì đến vợ anh và 3 ngừơi con. Vậy cho tôi hỏi phải chia phần tài sản của anh A như thế nào cho vợ và 3 ngửời con, ông M, từ thiện ?. Đối với 3 ngừoi con khi chia tài sản có phân biệt tuổi tác, lớn nhỏ hay không ? 

    Rất mong sự trợ giúp của luật sư.

    Thân!

     

     
    4370 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #266318   02/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    chào bạn!

    theo như dữ kiện thì mình xác định như thế này:

    1) Di sản thừa kế của A:

    - tài sản chung của A và B là 600tr. phần tài sản chung này về nguyên tắc là chia đôi: A=B=300Tr.

    -tài sản riêng của A: 900Tr.

    Như vậy di sản thừa kế của A là 300 + 900 = 1 tỷ 2.

    2) Chia thừa kế của A:

    - A để lại di chúc (hợp pháp) nên chúng ta sẽ chia theo di chúc trước:

       + M = 50tr.

        + từ thiện = 50tr.

    - đối với phần di sản còn lại: 1 tỷ 2 - (50tr + 50tr) = 1 tỷ 1. Phần di sản này không được A định đoạt trong di chúc nên sẽ chia theo pháp luật ( Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc (điểm a khoản 2 Điều 675 BLDS 2005)).

       + Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

     Do không nhắc tới cha mẹ của A; C, D, E không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    nên phần di sản này sẽ được chia đều cho C, D, E (Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005).

    => C = D = E = 1.100.000.000 : 3 = xấp xỉ 366 tr.

    Như vậy: M =50TR.

                    Từ thiện: 50TR.

                     C = D = E = 366 TR.

    Xong. Hì.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (02/06/2013)
  • #266319   02/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    Ý quên. Về phần hưởng di sản của các con thì tuổi tác không ảnh hưởng tới quyền hưởng di sản bạn nhé. chỉ cần đáp ứng yêu cầu luật định thì sẽ được hưởng thôi. Công dân được làm những gì pháp luật không cấm mà.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #267986   09/06/2013

    ngongocanh93
    ngongocanh93

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    bà b cũng phải được hưởng nữa chứ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongocanh93 vì bài viết hữu ích
    lthuhang (10/06/2013)
  • #268260   10/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    ngongocanh93 viết:

    bà b cũng phải được hưởng nữa chứ

    A, đúng rồi. @@. bà này ngoài đời ngoại tình, ghét quá nên không chia cho đồng nào cả. hì hì.

    cảm ơn bạn, để mình sửa lại!

     
    Báo quản trị |  
  • #268261   10/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    chào bạn!

    Tôi xin đính chính lại theo ý của bạn lthuhang !

    theo như dữ kiện thì mình xác định như thế này:

    1) Di sản thừa kế của A:

    - tài sản chung của A và B là 600tr. phần tài sản chung này về nguyên tắc là chia đôi: A=B=300Tr.

    -tài sản riêng của A: 900Tr.

    Như vậy di sản thừa kế của A là 300 + 900 = 1 tỷ 2.

    2) Chia thừa kế của A:

    - A để lại di chúc (hợp pháp) nên chúng ta sẽ chia theo di chúc trước:

       + M = 50tr.

        + từ thiện = 50tr.

    - đối với phần di sản còn lại: 1 tỷ 2 - (50tr + 50tr) = 1 tỷ 1. Phần di sản này không được A định đoạt trong di chúc nên sẽ chia theo pháp luật ( Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc (điểm a khoản 2 Điều 675 BLDS 2005)).

       + Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

     Do không nhắc tới cha mẹ của A;  B,C, D, E không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    nên phần di sản này sẽ được chia đều cho B, C, D, E (Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005).

    => B=C = D = E = 1.100.000.000 : 4 = 275 tr.

    Như vậy: M =50TR.

                    Từ thiện: 50TR.

                    B= C = D = E = 275 TR.

    Trân trọng !

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    lthuhang (10/06/2013)