Phân chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #327510 10/06/2014

    chuotc0n

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân chia tài sản

    A Và B có 3con C,D,E. C+H có 2 con J,K. D+T có 1 con M. 2005 C chết,ko để lại di chúc.2008 a chết.di chúc để lại 1/2 tài sản cho M.biết A+B=800tr.C+H=400tr.

    em giải như thế này ko biết có đúng ko, m.n cho em xin ý kiến với ạ! 

    Năm 2005, C chết mở thừa kế của C. di sản của C=400:2=200tr

    Theo hàng thừa kế: A==B=H=J=K=200:5=40tr

    Năm 2008, A chết mở thừa kế của A: di sản của A: (800/2)+40=440tr

    Nếu chia theo hàng thừa kế ts của A thì B=C=D=E=440:4=110tr

    Theo điều 669 bảo vệ=> B=C=D=E=(2/3).110=220/3tr.

    Số di sản của A còn lại là: 440-(220/3).4=440/3tr

    Vậy theo di chúc số tài sản chia cho M là 440/3tr

    Do C chết nên J và K thế vị. J=K=220/3.2=220/6tr.

     

    KL: B đc 440+220/3tr, H đc 240tr, D=E=220/3tr, J=K=220/6tr, M=440/3tr.

     
    3042 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327636   10/06/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chỉ cần làm một phép thử như sau để thấy bài giải trên chưa đúng:

    - Tổng tài sản của A + B và C + H là: 800tr + 400tr = 1 tỷ 200tr.

    - Kết luận: (B = 440 + 220/3) + (H = 220) + (D = 220/3) + (E = 220/3) + (J = 220/6) + (K = 220/6) + (M = 440/3) = 1 tỷ 120 triệu. 

    Vậy cách chia của bạn đã làm thất thoát đi đâu mất 80 triệu?

    Ngoài ra thì di sản của A là 440tr, nhưng A chỉ định đoạt trong di chúc 1/2 di sản đó cho M = 220tr. Vậy 220tr còn lại chưa được định đoạt trong di chúc phải được chia như thế nào bạn chưa đề cập đến, dẫn tới cách chia của bạn không đúng.

    Dưới đây là cách giải bài tập trên:

    1/ Năm 2005, C chết, mở thừa kế của C.

    Di sản của C = 400 : 2 = 200tr.

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của C gồm: A, B, H, J, K.

    Do C không để lại di chúc nên di sản của C được chia theo pháp luật. Theo đó:

    A = B = H = J = K = 200tr : 5 = 40tr.

    2/ Năm 2008, A chết, mở thừa kế của A.

    Di sản của A = (800/2) + 40 = 440tr.

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A gồm: B, C, D, E (trong đó C đã chết trước A nên J và K được thừa kế thế vị).

    Xác định một suất thừa kế theo pháp luật: B = C = D = E = 440tr : 4 = 110tr.

    Di sản của A là 440tr, nhưng A chỉ mới định đoạt trong di chúc cho M 1/2 = 220tr, nên phần di sản còn lại 220 triệu chưa được A định đoạt phải được đưa ra chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó:

    - Chia theo di chúc: M = 440tr : 2 = 220tr.

    - Chia theo pháp luật: B = C = D = E = 220tr : 4 = 55tr.

    J và K được hưởng thế vị của C: J = K = 55tr : 2 = 27.500.000đ.

    Theo dữ kiện bài tập thì C và D đã lập gia đình nên có thể mặc nhiên coi C và D không còn là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 BLDS. Chỉ còn lại B (và có thể là E chưa thành niên) được hưởng theo Điều 669, theo đó đáng ra B và E được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là 110tr X 2/3 = 73.333.000 đồng. Nhưng do di chúc để lại cho M 220 triệu nên quyền lợi của họ không được bảo đảm, cụ thể là họ chỉ mới được hưởng mỗi người 55 triệu, còn thiếu 18.333.000 đồng. Thiệt thòi này phát sinh bắt nguồn từ di chúc nên cần phải lấy phần tài sản mà M được hưởng theo di chúc để bù đắp lại cho họ, đảm bảo mỗi người được hưởng thừa kế đủ 73.333.000 đồng.

    Như vậy, M chỉ còn được hưởng phần di sản là: 220tr - (18.333.000 X 2) = 183.334.000 đồng.

    Kết luận: sau hai lần mở thừa kế, tài sản mỗi người được hưởng là:

    B = 400tr + 40tr + 73.333.000đ = 513.333.000đ.

    H = 200tr + 40tr = 240tr.

    E = 73.333.000đ.

    D = 55tr.

    M = 183.334.000đ.

    J = 40tr + 27.500.000đ = 67.500.000đ.

    K = 40tr + 27.500.000đ = 67.500.000đ.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |