Thời gian cha tôi mất tháng 7 năm 2004.
Thời gian lập biên bản thoả thuận tháng 3 năm 2004.
Thời gian để lại di chúc tháng 6 năm 2004.
Thời gian triệu tập người làm chứng tháng 6 năm 2009.
Gia đình tôi có 8 người gồm cha mẹ và 6 anh chị em (chị 2, anh 3, chị tư, anh 5, chị 6, anh 7), 1 người sống ở nước ngoài. Bà tôi mất sớm nhưng không để lại di chúc, đến năm 2004 ông tôi bệnh qua đời, nhưng ông tôi có để lại di chúc (nội dung là: không để lại tài sản cho anh 5, nhưng trước đó cha đã lập tờ di chúc để lại di sản, tháng 6 năm 2004 cha phát bệnh nên muốn làm lại tờ di chúc, với nội dung không để lại di sản cho anh 5. tờ di chúc mới là di chúc hợp pháp có 3 người làm chứng. tháng 3 năm 2004 cha tôi có làm giấy thoả thuận (nội dung: thoả thuận cho anh 5 tôi ở ngôi nhà c11/17 huyện bình chánh tphcm, nhưng chờ thoả thuận sau, và 6 anh chị em đều ký vào tờ biên bản thoả thuận. bản chính thì tôi giữ, các bản phụ thì mỗi người 1 bản.).
Khi cha tôi mất tôi có làm đơn xin chia gia sản thôi di chúc nhưng toà lại không căn cứ vào tờ di chúc cha tôi để lại với lý do: 3 người làm chứng; 1người bệnh không ra đối chất được; 1người khai hoàn toàn đúng như tờ di chúc, 1 người khai sai chỗ mình ký vào tờ di chúc).
Vậy là toà tuyến bố tờ di chúc không có hiệu lực và toà dựa vào biên bản thoả thuận để xử. nhưng tờ biên bản thoả thuận mà anh 5 tôi nộp chỉ là bản photo, có ghi thêm nhiều dòng chữ mà trong bản chính tôi giữ lại không có.
Xin cho tôi hỏi toà xử như vậy có đúng theo pháp luật hay không?
Xin luật sư giải thích cho tôi được rõ.