Phân chia đất hộ gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #377064 01/04/2015

    DoHoangTri

    Male
    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2014
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân chia đất hộ gia đình

    Kính chào luật sư!

    Cho e hỏi về việc phân chia đất hộ gia đình, một gia đình có 2000m2 đất nông nghiệp, một người trong hộ gia đình đã mất, thì chia thừa kế như thế nào ah

     

     
    25307 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #377335   03/04/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Hỏi chung chung thế này thì trả lời làm sao? Em viết rõ các thông tin về tình huống của mình ra nhé.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #377337   03/04/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Trường hợp bạn nêu thì được hiểu mỗi thành viên trong gia đình có quyền như nhau nên trong 2000m2 mỗi người có 1 phần. Phần đất của người đã mất chia đều cho những người thừa kế cùng hàng thừa kế, trừ trường hợp người đó để lại di chúc thì ưu tiên chia theo di chúc. Đây là nguyên tắc chung.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #377339   03/04/2015

    DoHoangTri
    DoHoangTri

    Male
    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2014
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo em biết thì hộ gia đình đó có 10 thành viên, đều trên 18t, nhưng diện tích chỉ có 2000m2 trong khi diện tích tối thiểu để tách ra là 500m2, vay lam sao chia thua ke cho 10 nguoi duoc

     
    Báo quản trị |  
  • #377743   06/04/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp này luật sư tiếp tục tư vấn cho bạn như sau:

    Trước hết các đồng thừa kế phải thỏa thuận hoặc bằng quyết định của tòa án có thẩm quyền xác định được số diện tích được hưởng thừa kế, vì diện tích mỗi người được hưởng như bạn nêu không đủ diện tích tối thiểu nên các đồng thừa kế cũng có thể thỏa thuận về việc người nào đó sẽ hưởng phần kỷ phần đó bằng tiền hoặc thỏa thuận chuyển nhượng lại kỷ phần mình được hưởng cho một trong những người đồng thừa kế để đảm bảo việc tách thửa.

    Trường hợp thứ hai nếu không ai có khả năng nhận chuyển nhượng phần của đồng thừa kế khác thì có thể tất cả các đồng thừa kế sẽ cùng đứng tên trên giấy chứng nhận khối di sản đó. Lúc này khối di sản sẽ được đăng ký quyền sử dụng chung cho toàn bộ các người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Đó là nội dung tư vấn bổ sung của Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn để được các luật sư tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư tại Công ty chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006281 nhánh số 4.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #379412   16/04/2015

    DoHoangTri
    DoHoangTri

    Male
    Mầm

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2014
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào Luật Sư!

    Em còn thiếu chi tiết này, trong hộ khẩu gia đình đó có tất cả 13 thành viên, GCN QSDĐ cấp cho hộ gia đình năm 2006, diện tích 1165m2, loại đất lúa, người đứng tên trong GCN QSDĐ là 1 thành viên trong hộ gia đình và đã mất năm 2012, vợ và hai người con cũng có trong hộ khẩu, còn những thành viên khác trong hộ là em vợ, cháu vợ. Trong đó có 1 người con đã tách hộ khẩu năm 1994 và 2 người cháu mới nhập hộ khẩu năm 2012. 

     
    Báo quản trị |  
  • #381140   27/04/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào em!

    Như vậy với các thông tin em cung cấp thì sự việc đã rõ hơn.

    Về nguyên tắc chỉ có những người có tên trong hộ gia đình tại thời điểm thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có quyền lợi liên quan.

    Khi quyền sử dụng đất là quyền chung của cả hộ gia đình thì khi đó những thành viên trong hộ sẽ có quyền lợi ngang nhau đối với quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

    Điều 106. Hộ gia đình

    Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

    Điều 107. Đại diện của hộ gia đình

    1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.

    Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.

    2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.

    Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình

    Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.

    Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

    1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

    2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

    Nay một trong số những người trong hộ đó đã mất thì sẽ phát sinh quan hệ thừa kế của người đó. Khi người chết không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế phải được thực hiện theo sự thỏa thuận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo nguyên tắc quy định tại Điều 676 bộ luật Dân sự năm 2005. Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng kỷ phần bằng nhau.

    Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương cho trường hợp em nêu. Nếu còn vướng mắc em có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn để được các luật sư cùng tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư tại Công ty chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006281 nhánh số 4./.

    Chúc em những ngày nghỉ vui vẻ!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281