Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

Chủ đề   RSS   
  • #465379 24/08/2017

    giacatminh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

    Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

    cho mình hỏi Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc như thế nào ạ

     

     
    44041 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn giacatminh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019) trang_u (24/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465402   24/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , về vấn đề bạn hỏi mình có 1 số ý kiến như sau:

    Tội phạm hoàn thành là để chỉ một trong các giai đoạn thực hiện tội phạm, là giai đoạn cuối cùng.

    Trong khi đó, tội phạm kết thúc dùng để chỉ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt.

    Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #465417   24/08/2017

    giacatminh
    giacatminh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    bạn có thể giúp mình trả lời theo bài luận, vì đây là bài tập của mình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #471219   17/10/2017

    hamyillustration
    hamyillustration

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Còn tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.

    vd: A dùng vũ lực và cướp đồ của B (TPHT). Khi chạy được một đoạn thi bị công an bắt (TPKT).

     
    Báo quản trị |  
  • #471296   17/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    hamyillustration viết:

    Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Còn tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.

    vd: A dùng vũ lực và cướp đồ của B (TPHT). Khi chạy được một đoạn thi bị công an bắt (TPKT).

    Trời đất ơi, cái ví dụ của bạn "rất là độc đáo" nên xin phép hỏi bạn điều này : bạn có học Luật hình sự chưa ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hamyillustration (10/12/2017)
  • #471235   17/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm.
    Tội phạm kết chúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội nữa.
    Tội phạm hoàn thành chưa hẳn đã kết thúc, ngược lại, tội phạm kết thúc chưa hẳn đã hoàn thành.
     
    Báo quản trị |  
  • #471322   17/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong cấu thành tội phạm. Cụ thể:

    Dấu hiệu bắt buộc chung gồm hành vi, lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự,độ tuổi. Dấu hiệu bắt buộc riêng bao gồm những dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể như lợi dụng chức vu, quyền hạn,dấu hiệu làm nghề nhất định như kinh doanh trái phép,dấu hiệu địa điểm qua biên giới,…

    Đặc điểm của tội phạm hoàn thành là: Đã có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể quy định trong Bộ luật Hình sự, các dấu hiệu đó là dấu hiệu điển hình phản ánh bản chất của tội phạm, các dấu hiệu đó đều là dấu hiệu bắt buộc.

    Như vậy, tội phạm hoàn thành chỉ cần đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm mà không cần phải xét đến thời điểm hành vi phạm tội đó đã hoàn toàn chấm dứt trên thực tế hay chưa.

    Tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã được mục đích;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản nên không thực hiện tiếp được;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã tự ý dừng lại.

    Khác với tội phạm hoàn thành, tội phạm kết thúc phải xét đến thời điểm chấm dứt hành vi phạm tội.

     

     

     

    Cập nhật bởi vyvy2409 ngày 17/10/2017 11:45:02 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (10/12/2017)
  • #474332   12/11/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm, cần chú ý những căn cứ sau:

    + Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng của khách thể, yêu cầu bảo vệ đối với từng loại khách thể.

    + Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tội phạm: tội có cấu thành vật chất hay tội có cấu thành hình thức.

    Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không kể họ đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả tác hại, điển hình là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đe dọa giết người, tội cướp tài sản...v.v

    Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tác hại theo quy định của pháp luật về tội phạm cụ thể. Đặc điểm của trường hợp hoàn thành này là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khách thể đã bị xâm phạm; hậu quả tác hại của hành vi phạm tội đã xảy ra theo quy định của cấu thành tội phạm, hậu quả tác hại là dấu hiệu bắt buộc.

    * Ngoài căn cứ xác định thời điểm hoàn thành phải đặc biệt chú ý các điểm sau đây:

    - Thời điểm hoàn thành của tội phạm có thể không trùng với mục đích của tội phạm.

    - Thời điểm hoàn thành của tội phạm không đồng nghĩa với tội phạm kết thúc hoặc tội phạm tạm dừng.

    - Thực tiễn cho thấy có trường hợp tội phạm chưa đạt nhưng đã hoàn thành.

    * Tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc khác nhau như sau:

    Tội phạm hoàn thành chưa hẳn đã kết thúc, ngược lại, tội phạm kết thúc chưa hẳn đã hoàn thành.

    Tội phạm kết chúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội nữa.

    Tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã được mục đích;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản nên không thực hiện tiếp được;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã tự ý dừng lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    thuuyenpt3@gmail.com (26/04/2020)
  • #477917   10/12/2017

    hamyillustration
    hamyillustration

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Khi A dùng vũ lực và cướp đồ, vậy đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của Đ168 lúc này là tội phạm hoàn thành. Khi bị CA bắt xem như là hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản, thời điểm này hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế nên đây là thời điểm tội phạm kết thúc.

    Xin hỏi bạn ví dụ có vấn đề gì chăng? Mong được bạn giải thích!

     
    Báo quản trị |  
  • #477924   10/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    hamyillustration viết:

    Khi A dùng vũ lực và cướp đồ, vậy đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của Đ168 lúc này là tội phạm hoàn thành. Khi bị CA bắt xem như là hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản, thời điểm này hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế nên đây là thời điểm tội phạm kết thúc.

    Xin hỏi bạn ví dụ có vấn đề gì chăng? Mong được bạn giải thích!

    Mình thấy đâu có vấn đề gì, nhiều người không nắm rõ về thời điểm tội phạm kết thúc nên chỉ nghĩ kết thúc do yếu tố chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi (tự ý dừng lại hoặc cho rằng đã đạt được mục đích) mà không nghĩ tới yếu tố khách quan tác động lên chủ thể (bị ngăn chặn nên không thực hiện tiếp được).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn grovegroup vì bài viết hữu ích
    hamyillustration (13/12/2017)
  • #477927   10/12/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    tranduongls93 viết:

     

    hamyillustration viết:

     

    Khi A dùng vũ lực và cướp đồ, vậy đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của Đ168 lúc này là tội phạm hoàn thành. Khi bị CA bắt xem như là hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản, thời điểm này hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế nên đây là thời điểm tội phạm kết thúc.

    Xin hỏi bạn ví dụ có vấn đề gì chăng? Mong được bạn giải thích!

     

     

    Mình thấy đâu có vấn đề gì, nhiều người không nắm rõ về thời điểm tội phạm kết thúc nên chỉ nghĩ kết thúc do yếu tố chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi (tự ý dừng lại hoặc cho rằng đã đạt được mục đích) mà không nghĩ tới yếu tố khách quan tác động lên chủ thể (bị ngăn chặn nên không thực hiện tiếp được).

    Tôi có thắc mắc là nếu không "bị CA bắt" thì hành vi phạm tội có kết thúc chưa? 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #477936   10/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Hành vi phạm tội thì chắc chắn là kết thúc rồi, có điều là kết thúc tại thời điểm nào của tình huống thôi, mình nghĩ như vậy. Trường hợp bị CA bắt là đã bị ngăn chặn tuyệt đối thì thời điểm phạm tội kết thúc. Còn khi không có CA thì có thể chia làm 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là A chạy một đoạn rồi trốn thoát thành công thì thời điểm phạm tội kết thúc. Trường hợp thứ hai là A chạy một đoạn rồi bị B là nạn nhân đuổi theo kịp và giằng lại, lúc này nếu A tiếp tục chạy trốn thì thời điểm kết thúc tội phạm là lúc này, và do tự ý dừng lại, còn nếu A cố ý giằng co và cướp đi thì thời điểm kết thúc tội phạm là lúc A trốn thoát và do đã đạt được mục đích.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn grovegroup vì bài viết hữu ích
    hamyillustration (13/12/2017)
  • #478014   11/12/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Ví dụ 1 : do thù hận cá nhân, A đã dùng súng giết B và B chết ngay tại chỗ => thời điểm tội phạm kết thúc coi như trùng với thời điểm tội phạm hoàn thành (chỉ "coi như" bởi thực tế 2 thời điểm này vẫn có cách nhau một khoảng thời gian rất nhỏ từ khi A bóp cò cho viên đạn bay ra cho tới khi viên đạn đó bay tới cắm vào người B).

    Ví dụ 2 : cũng như ví dụ 1 nhưng B không chết mà bị thương nặng, A sợ quá quăng súng bỏ chạy, B được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu và chết sau đó 03 ngày => thời điểm tội phạm kết thúc (thời điểm A bóp cò xong quăng súng bỏ chạy)  xảy ra trước thời điểm tội phạm hoàn thành (thời điểm B chết).

    Ví dụ 3 : lấy ví dụ của hamyillustration => thời điểm tội phạm hoàn thành (thời điểm đã cướp được tài sản) xảy ra trước thời điểm tội phạm kết  thúc (thời điểm bị Công an truy đuổi bắt được).

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 11/12/2017 03:23:43 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #551490   10/07/2020

     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Ví dụ 1 : do thù hận cá nhân, A đã dùng súng giết B và B chết ngay tại chỗ => thời điểm tội phạm kết thúc coi như trùng với thời điểm tội phạm hoàn thành (chỉ "coi như" bởi thực tế 2 thời điểm này vẫn có cách nhau một khoảng thời gian rất nhỏ từ khi A bóp cò cho viên đạn bay ra cho tới khi viên đạn đó bay tới cắm vào người B).

    Ví dụ 2 : cũng như ví dụ 1 nhưng B không chết mà bị thương nặng, A sợ quá quăng súng bỏ chạy, B được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu và chết sau đó 03 ngày => thời điểm tội phạm kết thúc (thời điểm A bóp cò xong quăng súng bỏ chạy)  xảy ra trước thời điểm tội phạm hoàn thành (thời điểm B chết).

    Ví dụ 3 : lấy ví dụ của hamyillustration => thời điểm tội phạm hoàn thành (thời điểm đã cướp được tài sản) xảy ra trước thời điểm tội phạm kết  thúc (thời điểm bị Công an truy đuổi bắt được).

     

    Ví dụ 2 sai rồi 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mr.smile.h2t@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2020)
  • #497964   27/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    TPHT: Khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm, cần chú ý những căn cứ sau:

    + Căn cứ vào tính chất, tầm quan trọng của khách thể, yêu cầu bảo vệ đối với từng loại khách thể.

    + Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tội phạm: tội có cấu thành vật chất hay tội có cấu thành hình thức.

    Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, không kể họ đã gây ra hoặc chưa gây ra hậu quả tác hại, điển hình là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đe dọa giết người, tội cướp tài sản...v.v

    Tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả tác hại theo quy định của pháp luật về tội phạm cụ thể. Đặc điểm của trường hợp hoàn thành này là người phạm tội đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, khách thể đã bị xâm phạm; hậu quả tác hại của hành vi phạm tội đã xảy ra theo quy định của cấu thành tội phạm, hậu quả tác hại là dấu hiệu bắt buộc.

    * Ngoài căn cứ xác định thời điểm hoàn thành phải đặc biệt chú ý các điểm sau đây:

    - Thời điểm hoàn thành của tội phạm có thể không trùng với mục đích của tội phạm.

    - Thời điểm hoàn thành của tội phạm không đồng nghĩa với tội phạm kết thúc hoặc tội phạm tạm dừng.

    - Thực tiễn cho thấy có trường hợp tội phạm chưa đạt nhưng đã hoàn thành.

    * Tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc khác nhau như sau:

    Tội phạm hoàn thành chưa hẳn đã kết thúc, ngược lại, tội phạm kết thúc chưa hẳn đã hoàn thành.

    Tội phạm kết chúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội nữa.

    TPKT: Tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã được mục đích;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã bị ngăn cản nên không thực hiện tiếp được;

    - Hành vi phạm tội chấm dứt vì chủ thể đã tự ý dừng lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #519969   03/06/2019

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc

    >>> 04 giai đoạn thực hiện tội phạm theo quy định hiện hành

    Tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc là hai giai đoạn khác nhau của tội phạm. Tuy nhiên, nhiều bạn còn nhầm lẫn không phân biệt được khi nào là tội phạm hoàn thành khi nào là tội phạm kết thúc. Mong rằng bài viết dưới đây phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai giai đoạn phạm tội này.

    >>>TỘI PHẠM HOÀN THÀNH: 

    Là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự với từng tội danh cụ thể. Có thể hiểu, tội phạm hoàn thành khi hành vi của người phạm tội đã có đủ các dấu hiệu phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó.

    Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Theo đó, khi tội phạm hoàn thành thì có thể người phạm tội đã đạt được hoặc chưa đạt được mục đích của mình. Khi xác định trường hợp phạm tội với lỗi cố ý đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành. Ngược lại, nếu chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì tội phạm chưa hoàn thành.

    Ví dụ: đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được với động cơ chiếm đoạt tài sản thì tội phạm được xem là đã hoàn thành mà không cần xét đến đã lấy được tài sản hay chưa. Nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác và giá trị tài sản phải thỏa mãn điều kiện luật định (từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu trong một số trường hợp đặc biệt).

    Dựa vào đặc điểm của các loại cấu thành tội phạm, có thể rút ra được kết luận về thời điểm hoàn thành của các loại tội có cấu thành vật chất, cấu thành hình thức và cấu thành cắt xén như sau:

    - Tội phạm có cấu thành vật chất: hoàn thành khi người phạm tội đã gây hậu quả của tội phạm (Ví dụ: đối với tội giết người thì tội phạm hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy ra).

    - Tội phạm có cấu thành hình thức: hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi phạm tội (Ví dụ: tội cướp tài sản, chỉ cần thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm hoàn không cần hậu quả chiếm đoạt thành công tài sản).

    - Tội phạm có cấu thành cắt xén: hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi phạm tội (Ví dụ: đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phạm hoàn thành ngay khi người phạm tội có hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không cần việc thành lập tổ chức đã hoàn thành).

    >>>TỘI PHẠM KẾT THÚC

    Tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, không còn xảy ra trên thực tế. Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

    - Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội;

    - Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;

    - Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.

     

    Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Hành vi phạm tội của tội phạm có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và cũng có thể kéo dài qua thời điểm tội phạm hoàn thành (ví dụ: ở tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi bắt cóc nhưng người phạm tội vẫn chưa đạt được mục đích của mình nên tội phạm vẫn tiếp tục xảy ra).

    Việc áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, xác định đồng phạm và quyền phòng vệ chính đáng đều dựa vào thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn toàn không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019)