Phân biệt thuật ngữ "luật", "bộ luật" và "đạo luật"

Chủ đề   RSS   
  • #83603 18/02/2011

    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Phân biệt thuật ngữ "luật", "bộ luật" và "đạo luật"

    giúp mình với cả nhà ơi!

    Cả nhà có thể giúp mình phân biệt hai thuật ngữ "luật", "bộ luật" và "đạo luật" được không?
    Cập nhật bởi thehuy_lawyer ngày 18/02/2011 10:08:45 AM chưa rõ tiêu đề.

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    102000 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #83679   18/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn thehuy_lawyer

     Nếu bạn là lawyer thì không nên hỏi câu này.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #83804   18/02/2011

    thehuy_lawyer
    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Oh!
    Chào bạn!
    Cám ơn bạn ,nếu mình đã là luật sư thì câu hỏi này lại khác rồi!
    Hiện tại mình đang học năm thứ hai luật bạn ah!
    Có bạn nào hiểu về vấn đề này thì giúp mình nhé!
    Thân trọng!

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    Báo quản trị |  
  • #83810   18/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Mình thấy thehuy_lawyer tưởng là lawyer chứ.

     Vậy mình xin đưa ra ý kiến bạn hỏi như sau:

     Luật là văn bản do Quốc hội ban hành để quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.


       Bộ luật là Văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp). Tổng hợp có hệ thống theo chương, mục những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vd. Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hàng hải của Việt Nam.


      Đạo luật là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, trong đó đạo luật quy định những chế tài nghiêm khắc nhất đối với tội phạm, và đạo luật chỉ có trong lĩnh vực hình sự.

      Mọi người cho ý kiến thêm nhé!

      Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    H3tlawfirm (13/10/2023)
  • #83865   19/02/2011

    thehuy_lawyer
    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần



    Thank bạn nhiều nhé!
    Mong các bạn cho ý kiến thêm!

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    Báo quản trị |  
  • #87732   11/03/2011

    gameofdeath4288
    gameofdeath4288

    Sơ sinh

    Melbourne, Australia
    Tham gia:11/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


        Chào bạn thehuy_lawyer và bạn khacduy25. Xin có chút ngu kiến muốn góp ý ở phần trả lới của khacduy25 về khái niệm 'đạo luật' (DL). Có lẽ có chút nhầm lẫn hoặc sơ xuất về kiến thức cơ bản từ bạn. Theo kiến thức hạn hẹp mà mình học và nghiên cứu được thì DL ko chỉ áp dụng trong lĩnh vực hình sự và cũng chẳng phải là "chế tài nghiêm khắc nhất đối với tội phạm". Xin viện dẫn và ví dụ:

    Ngày 21-7-2006, Chủ tịch nước (CTN) công bố 4 Đạo luật: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Công nghệ thông tin. Trước đó ngày 19 & 20-7-2006, CTN đã công bố 6DL: Luật Chứng khoán; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Luật sư; Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh bất động sản. (theo dantri.com.vn link: ). 

    Có thể dẫn thêm vài ví dụ ở các nước khác, ví dụ Trade Practice Act 1974 của Australia, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thương mại; Fair Work Act 2009 (Australia), điểu chỉnh các quan hệ phát sinh trong môi trường lao động; Fair Trade Act 1931 (California, Hoa Kỳ), Consumer Protection (Fair Trading) Act (Singapore); Waste and Emissions Trading Act 2003 (Anh quốc),.v.v...

    Tất cả các đạo luật của VN và các Acts (tức đạo luật) của các nước nói trên chẳng liên quan gì đến "tội phạm" hay "án hình sự" cả.

    Còn về định nghĩa cho khái niệm "đạo luật" thì có thể được kiến nghị như sau (các bạn giỏi luật thấy có gì ko ổn thì sửa chữa bổ sung nhé): DL là 1 văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ trong một lĩnh vực nhất định mà người làm luật cho rằng nó chưa điều chỉnh được triệt để mọi vấn đề trong lĩnh vực đó, cần các văn bản hướng dẫn và/hoặc bổ sung khác linh hoạt theo thực tiễn pháp lý (ở các nước theo thông luật (common law hay case law) thì sự định hướng, bổ sung trong tư pháp và hành pháp dựa trên các án lệ trước (precedent cases, gọi tắt là cases)). Dẫn chứng là 10 DL do chủ tịch nước ta công bố năm 2007 đã nêu ở trên, các văn bản luật đó điều chỉnh những vấn đề mới, VN chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết nên chỉ dừng ở mức đạo luật (tức chưa đạt được mức tương đối hoàn thiện, cần chỉnh sửa, bổ sung).

    Về khái niệm "bộ luật" (code) là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một (hoặc vài) lĩnh vực mà người làm luật cho rằng nó điều chỉnh tương đối hoàn thiện, đầy đủ (mức tương đối thôi nhá, vì thực tiễn pháp luật là vô thường, phức tạp nên ko thể có cái gọi là bộ luật hoàn thiện 100% được).

    Vài ngu kiến, mong hồi đáp của những bạn có hiểu biết rộng hơn. Chúc mọi người sức khỏe!

     

     

    Cập nhật bởi gameofdeath4288 ngày 11/03/2011 01:24:44 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #87815   11/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người! Theo hệ thống pháp luật hiện nay của VN thì đạo luật và luật có ý nghĩa tương tự như nhau chẳng qua là do cách dùng từ thôi. Còn Bộ luật thì mang ý nghĩa hơi khác một chút. Bộ luật thường được dùng để chỉ phạm vi tác động rộng, số lượng điều khoản (QPPL) nhiều, ví dụ BLHS, BLDS. Tuy nhiên tính hiệu lực pháp lý đều như nhau do đều từ QH ban hành. Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    btv (15/03/2013)
  • #89799   22/03/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào các bạn.
    về các khái niệm trên.
    Các bạn có thể tìm hiểu thông qua

    http://www.thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2008-17-2008-QH12/67029/noi-dung.aspx


    http://www.thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-24-2009-ND-CP-huong-dan-Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat/86129/noi-dung.aspx

    Mình chỉ thấy mỗi khái niệm về Luật:
    Còn khá niệm Bộ Luật và đạo Luật thì không thấy quy định ở đâu cả ?

    Bộ luật hay luật là tên gọi của một văn bản quy phạm pháp luật.

    Còn khi nào gọi là Bộ luật và khi nào thì dùng là Luật.
    Theo tôi hiểu: Bộ luật dùng để ban hành luật chung.
    Luật dành cho các luật chuyên ngành.

    Thân

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kienanls vì bài viết hữu ích
    btv (15/03/2013) SAdmin (17/05/2012)
  • #248623   14/03/2013

    lsleluan
    lsleluan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào các bạn, vô tình tôi vào trang này và đọc được các trao đổi của các bạn.

    Nhưng đọc những trao đổi của các bạn dù không phải là người làm luật  lẫn các luật sư đồng nghiệp tôi thấy quả thật đáng trách và đáng tiếc đối với người là luật sư. Và đã nhiều, thậm chí rất nhiều người làm luật (thạc sỹ, luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán hoặc nhiều đối tượng khác...) cũng không biết phân biệt thế nào về hai khái niệm pháp lý này.

    Mà đúng là không có văn bản hay sách nào quy định về điều này, các bạn tìm cũng chẳng bao giờ thấy được nó ở đâu cả.

    Điều khác nhau duy nhất đó là: phạm vi đối tượng điều chỉnh.

    Bộ luật : điều chỉnh nhiều nhóm quan hệ khác loại (Bộ luật Dân sự, BLHS, BL Lao động...).

    Luật (nước ngoài gọi là đạo luật) : nó chỉ điều chỉnh về một loại quan hệ mà thôi (Luật Ngân hàng, Luật Chứng khoán,...).

    Có một số tiêu chí mà các bạn tự sáng tạo và nghĩ ra mà mình thấy khá hài hước.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsleluan vì bài viết hữu ích
    btv (15/03/2013)
  • #248711   15/03/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    lsleluan viết:

    Chào các bạn, vô tình tôi vào trang này và đọc được các trao đổi của các bạn.

    Nhưng đọc những trao đổi của các bạn dù không phải là người làm luật  lẫn các luật sư đồng nghiệp tôi thấy quả thật đáng trách và đáng tiếc đối với người là luật sư. Và đã nhiều, thậm chí rất nhiều người làm luật (thạc sỹ, luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán hoặc nhiều đối tượng khác...) cũng không biết phân biệt thế nào về hai khái niệm pháp lý này.

    Mà đúng là không có văn bản hay sách nào quy định về điều này, các bạn tìm cũng chẳng bao giờ thấy được nó ở đâu cả.

    Điều khác nhau duy nhất đó là: phạm vi đối tượng điều chỉnh.

    Bộ luật : điều chỉnh nhiều nhóm quan hệ khác loại (Bộ luật Dân sự, BLHS, BL Lao động...).

    Luật (nước ngoài gọi là đạo luật) : nó chỉ điều chỉnh về một loại quan hệ mà thôi (Luật Ngân hàng, Luật Chứng khoán,...).

    Có một số tiêu chí mà các bạn tự sáng tạo và nghĩ ra mà mình thấy khá hài hước.

    Trân trọng !

    Bạn nói vậy có phần hơi nặng lời rồi đó. Tôi đọc toàn bộ các thảo luận trên của các thành viên khác, cũng có những cách hiểu khác nhau. Nhưng không phải hoàn toàn là sai. Và việc lúng túng trong cách phân biệt thì không phải lỗi do họ, mà đơn thuần là do quan niệm không rõ ràng trong quá trình xây dựng luật và sử dụng thuật ngữ trong khoa học pháp lý cũng như trong quá trình xây dựng văn bản.

    Bạn nói rằng mọi người tự nghĩ và tự sáng tạo ra các tiêu chí. Vậy tôi hỏi bạn: Bạn dựa vào đâu để chỉ ra điểm khác nhau giữa Bộ luật và Luật như bạn đề cập ở trên nếu như không phải do bạn nghĩ ra? Với câu trả lời như của bạn ở trên, tôi thấy các bạn khác đã nêu ra, chỉ có điều cách dùng từ có sự khác nhau một chút(Ví dụ như: Unjusticekienanls). Bạn đánh đồng toàn bộ mọi người vào thảo luận như vậy, liệu có phải là hơi "vơ đũa cả nắm" hay không. 

    Ngoài phân biệt bộ luật và luật (cái mà cơ quan ban hành luật sử dụng) còn có phân biệt cả với Đạo Luật nữa bạn ạ.

    Hiểu biết của mình hạn chế, bạn có thể phân biệt hết cho mình cả 3 thuật ngữ trên không? Ngoài ra, như bạn phân biệt luật và bộ luật nêu trên có vẻ hơi chung chung là nói tới sự khác nhau giữa phạm vi đối tượng điều chỉnh. Vậy bạn có thể giúp tôi liệt kê các nhóm quan hệ khác loại trong các bộ luật mà bạn liệt kê hay không.

    Xin cảm ơn bạn lsleluan trước nhé!

    Trân trọng!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    btv (15/03/2013) KhacDuy25 (15/03/2013)
  • #248700   15/03/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào lsleluan,

    Luật sư có thể nói rõ hơn tiêu chí "điều chỉnh nhiều nhóm quan hệ khác loại" để áp dụng cho việc gọi Bộ luật không? Tiêu chí phân nhóm quan hệ ở đây là gì?

    Cụ thể hơn, theo ý kiến của luật sư thì Bộ luật hình sự nó điều chỉnh những nhóm quan hệ khác loại nào để được gọi là Bộ luật?

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 15/03/2013 08:59:34 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    btv (15/03/2013) KhacDuy25 (15/03/2013)
  • #248746   15/03/2013

    thanhnampd
    thanhnampd

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2012
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 590
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Cuối cùng vẫn chưa có kết quả một khái niệm nào là chính xác!

    Thanh Năm. Email: thanhnampdn@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #248780   15/03/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Cả nhà thảo luận rôm rả quá em cũng xin góp một ý kiến được chăng.

    Về cơ bản thì giữa luật đạo luật hay bộ luật thì đều do quốc hội ban hành và có hiệu lực dước hiến pháp. tuy nhiên nếu để tìm ra sự khác biệt thì em xin có ý kiến như sau.

    Thứ nhất về luật và đạo luật. đây thực chất là hai cách gọi khác nhau mà thôi không có sự khác biệt về mặt nội dung của hai từ này. 

    Thứ hai về luật và bộ luật thì sự khác nhau nằm ở chính nội dung của văn bản pháp luật đó.

    Một văn bản pháp luật thường có hai phần phần chung và phần riêng.

    Đối với văn bản luật (đạo luật) thì chỉ có phần chung mà không có phần riêng.

    Đối với văn bản bộ luật có cả phần những quy định chung và những quy định riêng.

    ví dụ: bộ luật hình sự sau phần những quy định chung là các điều khoản cụ thể... (bắt đầu từ điều 79).

    đối với luật hay đạo luật sẽ không có phần riêng này mà chỉ quy định chung và sẽ không phân làm hai phần phần chung và phần riêng.

    và hiện nay tất cả có 6 bộ luật.

    Rất mong nhận được những ý kiến chia sẻ của mọi người.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #248826   15/03/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đúng là chẳng có tiêu chí nào là chính xác. Kết luận này có được sau khi mở "Bộ luật Hàng hải" ra xem, về cấu trúc cũng như mức độ phạm vi điều chỉnh nó còn thua cả Luật đất đai. Chắc nhà làm luật, khi soạn thảo họ dịch tên luật từ luật nước ngoài 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (16/03/2013)
  • #248829   15/03/2013

    Bộ luật ấy y chang của nước ngoài mà =.=

     
    Báo quản trị |  
  • #248886   15/03/2013

    ReamsX
    ReamsX

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thì :

    Bộ luật : là tập hợp các luật, mang tính tổng thể rộng nhất bao quát toàn bộ một khía cạnh nào đấy của xã h-ộ-i. Ví dụ Bô luật dân sự, bộ luật hình sự.

    Luật : là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh nào đó thuộc bộ luật

    ví dụ : Trong bộ luật dân sự thì có các luật đất đai, luật hôn nhân gia đình...

    Đạo luật : Là điều luật được Nhà nước hoặc người có thẩm quyền đưa ra trong tình thế cấp bách cần điều chỉnh một sự kiện hay một quan hệ xã hội phát sinh nào đó để có lợi cho Quốc gia, có tính chất tạm thời, không mang tính lâu dài, không có trong luật, thường có hiệu lực thi hành sớm. Cần sửa đổi, bổ sung nhiều lần, xem xét tất cả các mặt và tính khả thi về lâu dài của điều luật đó nếu muốn đưa vào luật.

    Ví dụ : Trước sự nguy hại cho kinh tế về việc tích trữ vàng, Thủ tướng ra đạo luật cấm bán vàng ra thị trường của các công ty buôn bán vàng, khi kinh tế bình ổn trở lại thì đạo luật đó bị hủy bỏ. Hoặc trước nguy cơ vô sinh nhiều do nạo phá thai hiện nay, Quôc hội ra đạo luật cấm nạo phá thai...

     

    Cập nhật bởi ReamsX ngày 16/03/2013 02:41:39 CH Cập nhật bởi ReamsX ngày 15/03/2013 07:52:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #510522   20/12/2018

    ReamsX viết:

    Theo mình thì :

    Bộ luật : là tập hợp các luật, mang tính tổng thể rộng nhất bao quát toàn bộ một khía cạnh nào đấy của xã h-ộ-i. Ví dụ Bô luật dân sự, bộ luật hình sự.

    Luật : là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh nào đó thuộc bộ luật

    ví dụ : Trong bộ luật dân sự thì có các luật đất đai, luật hôn nhân gia đình...

    Đạo luật : Là điều luật được Nhà nước hoặc người có thẩm quyền đưa ra trong tình thế cấp bách cần điều chỉnh một sự kiện hay một quan hệ xã hội phát sinh nào đó để có lợi cho Quốc gia, có tính chất tạm thời, không mang tính lâu dài, không có trong luật, thường có hiệu lực thi hành sớm. Cần sửa đổi, bổ sung nhiều lần, xem xét tất cả các mặt và tính khả thi về lâu dài của điều luật đó nếu muốn đưa vào luật.

    Ví dụ : Trước sự nguy hại cho kinh tế về việc tích trữ vàng, Thủ tướng ra đạo luật cấm bán vàng ra thị trường của các công ty buôn bán vàng, khi kinh tế bình ổn trở lại thì đạo luật đó bị hủy bỏ. Hoặc trước nguy cơ vô sinh nhiều do nạo phá thai hiện nay, Quôc hội ra đạo luật cấm nạo phá thai...

    Quan điểm này vẫn còn thiếu nhé, ví dụ Đạo luật nước sạch ở bên Mỹ thì nó ra đời từ rất lâu và vẫn tồn tại cho đến bây giờ

    Về mặt ý nghĩa chung thì ko nói làm gì vì luật hay đạo luật và bộ luật là quy tắc xử sự chung

    Nếu xét riêng về ý nghĩa của các văn bản mang từ "Luật" hay "Bộ luật" và "Đạo luật" thì hoàn toàn khác. Bộ luật mang phạm vi rộng hơn Luật vì nó đang dạng về phạm vi đối tượng, ví dụ luật bảo vệ môi trường thì một số hành vi phạm tội chỉ tập trung lĩnh vực môi trường, trong khi bộ luật hình sự quy định rất nhiều lĩnh vực không chỉ bên môi trường. 

    Đạo luật mang ý nghĩa bao quát nhất, nó không chỉ bao gồm danh xưng "Luật" hay "Bộ luật" mà còn cả những văn bản pháp luật khác do cơ quan lập pháp đưa ra (ví dụ nghị quyết). Tại một số thể chế quốc gia khác, người đứng đầu cơ quan hành pháp có thể ban hành Đạo luật, nhưng đi kèm với điều kiện là được cơ quan lập pháp xem xét và chấp nhận. Chính những Đạo luật kiểu này mới không tồn tại lâu dài, và dễ dàng bị phủ quyết hay loại bỏ khi không phù hợp với tình hình mới (hơi khác với lời của bạn trên)

    Thân,

     
    Báo quản trị |  
  • #248942   16/03/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Ý kiến của bạn ReamsX khá độc đáo, không hiểu đó là do bạn suy luận hay dựa vào nguồn thông tin nào vậy (giáo trình, văn bản pháp luật, bài báo,...)  ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ReamsX (16/03/2013)
  • #248983   16/03/2013

    ReamsX
    ReamsX

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hì thực ra là suy luận nhiều hơn bạn à, nhưng mình cũng phải tham khảo trên internet, giáo trình PL đại cương, bộ luật và tranh luận với 1 vài người khác để đúc kết ra thế chứ không phải 1 mình mình tự suy hết được, mình vào đây cũng với tinh thần học hỏi như thế mà :P Có gì sai các bác cứ chém trên tinh thần học mà vui vui mà học nha ^^

    Mình sv luật năm 2 còn nhiều thiếu xót về hiểu biết lắm, mong được mọi người giúp đỡ ^^

    Cập nhật bởi ReamsX ngày 16/03/2013 02:42:53 CH Cập nhật bởi ReamsX ngày 16/03/2013 02:37:54 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #249016   16/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn ReamsX !

    Theo như bạn phân tích thì mình xin hỏi bạn là pháp luật hình sự Việt Nam - cơ bản là Bộ luật hình sự có phải là đạo  luật không?

    Thời sinh viên, mình từng nghe Thầy bảo "Đạo luật hình sự", vậy thì theo bạn có phải không? Nếu có thì cơ sở nào cho rằng đây là đạo luật?

    Rất vui được tham khảo ý kiến của bạn.

    Thân ái!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #249019   16/03/2013

    ReamsX
    ReamsX

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    KhacDuy25 viết:

    Thân chào bạn ReamsX !

    Theo như bạn phân tích thì mình xin hỏi bạn là pháp luật hình sự Việt Nam - cơ bản là Bộ luật hình sự có phải là đạo  luật không?

    Thời sinh viên, mình từng nghe Thầy bảo "Đạo luật hình sự", vậy thì theo bạn có phải không? Nếu có thì cơ sở nào cho rằng đây là đạo luật?

    Rất vui được tham khảo ý kiến của bạn.

    Thân ái!

     

     

    Cảm ơn bác, sau khi tìm hiểu lại thì mình thấy quan điểm về đạo luật của mình bị sai, mình xin sửa lại :

     

    + Trước hết Hiến pháp được coi là đạo luật gốc, là đạo luật cơ bản nhất của một Nhà nước, tất cả các đạo luật khác phát sinh đều phải dựa trên các nguyên tắc và quy định của đạo luật gốc-hiến pháp.

    + trong ngành kế toán của Mỹ, Đạo luật Sarbanes-Oxley, còn được biết với tên Đạo luật Sarbox là một trong những luật căn bản của nghề kế toánkiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002.

    Từ 2 điều trên, mình rút ra đạo luật là những luật cơ bản nhất, xác định rõ nhất những nguyên tắc căn bản mà cá mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia đều phải tôn trọng và thực hiện nó. Những luật, bộ luật phát sinh đều phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của đạo luật mà nó điều chỉnh

    Ở đây, theo mình đạo luật hình sự là những gì cơ bản nhất mà bộ luật hình sự phải tôn trọng và dựa trên đó để phát triển, ví dụ dù bất cứ điều luật nào trong bộ luật hình sự được sinh ra, bãi bỏ... đều phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (đạo luật hình sự) như : 

     

     

    Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự

    Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

    Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

    Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

    Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 3. Nguyên tắc xử lý

    1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

    2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

    Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

    Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

    3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

    4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

    5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

    Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

    1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

    2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

    3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ReamsX vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (17/03/2013)