Phân biệt tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm

Chủ đề   RSS   
  • #492288 22/05/2018

    HuongGiang0112

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Phân biệt tác giả và chủ sở hữu của tác phẩm

    Mặc dù cũng có trường hợp tác giả cũng chính là chủ sỡ hữu tác phẩm, tuy nhiên “Tác giả” và “Chủ sở hữu” tác phẩm là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng lại khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Sau khi xem xét các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, bài viết sau sẽ cung cấp nhưng đặc điểm khác biệt cơ bản giúp các bạn dễ dàng phân biệt đâu là “tác giả” đâu là “chủ sở hữu” tác phẩm như sau:

     

    Tác giả của tác phẩm

    Chủ sở hữu tác phẩm

    Khái niệm

    - Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và tác phẩm khoa học bao gồm:

    + Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ;

    + Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhât định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;

    + Ngoài ra còn có những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như:

     Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch;

    Người phóng tác tác phẩm đã có, cải biên chuyển thể, người biên soạn, chú giảu, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo.

    - Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo (trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng);

    - Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung của tác phẩm do họ cùng sáng tạo;

    - Các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả;

    - Cá nhận hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả;

    - Người thừa kế hợp pháp của tác giả;

    - Người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mình theo hợp đồng

    Các quyền nhân thân và tài sản

    - Tác giả (không phải là chủ sở hữu tác phẩm) có độc quyền các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình theo quy định tại Khoản 1,2,4 Điều 19, Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

    - Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

    + Đặt tên cho tác phẩm;

    +  Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    - Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân quy định tại Khoản 3, Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20, Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

    - Quyền nhân thân:

    Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

    - Quyền tài sản:

    + Làm tác phẩm phái sinh;

    + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    + Sao chép tác phẩm;

    + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

     

    CSPL

    Luật sở hữu trí tuệ 2005

     

    Cập nhật bởi HuongGiang0112 ngày 22/05/2018 10:46:35 SA
     
    1864 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận