Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng

Chủ đề   RSS   
  • #505025 17/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Phân biệt quyền hưởng dụng và quyền sử dụng

    >>> Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt: những điều có thể bạn chưa biết

    >>> Các quyền trên tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quyền hưởng dụng là một trong những quyền khác đối với tài sản. Giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng có nhiều điểm khác biệt.

    Tiêu chí

    Quyền hưởng dụng

    Quyền sử dụng

    Căn cứ pháp lý

    Điều 257 đến Điều 266 BLDS 2015

    Điều 189 đến Điều 191 BLDS 2015

    Khái niệm

    Là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định

    Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

    Thời hạn

    Do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy địnhnhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân

     Do các bên thỏa thuận

    Giới hạn về quyền đối với tài sản

    Người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng

    - Người sử dụng là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định;

    - Người sử dụng không phải chủ sở hữu thì quyền đối với tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật

    Quan hệ với chủ sở hữu tài sản

    Chủ sở hữu tài sản không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Mặc dù, chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.

    - Nếu chủ sở hữu đồng thời là người có quyền sử dụng thì sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

    - Trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu thì việc sử dụng dựa theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo những quy định khác do luật định.

     

    Căn cứ xác lập

    Theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

    Theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

    Tài sản

    Tài sản của quyền hưởng dụng là tài sản của người khác

    - Tài sản của chủ sở hữu

    - Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác (có thể thông qua hợp đồng thuê tài sản,…)

    Chấm dứt quyền

    Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.

    Theo thỏa thuận của các bên.

    Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

    Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.

    Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.

    Theo quyết định của Tòa án.

    Căn cứ khác theo quy định của luật.

     

    - Đối với trường hợp người sử dụng là chủ sở hữu thì quyền sử dụng chấm dứt tương ứng khi quyền sở hữu chắm dứt.

    - Trường hợp người sử dụng không là chủ sở hữu thì quyền sử dụng chấm dứt do các bên thoả thuận (thường là kết thúc hợp đồng thuê, mượn tài sản,…) hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Trên đây chỉ là phân biệt cơ bản dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2015, mọi người quan tâm có thể tham gia thảo luận, góp ý để bài viết hoàn thiện.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 17/10/2018 10:33:40 SA

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    20214 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    phamquochuy656dt1@gmail.com (08/04/2023) hungtvpl95 (13/05/2020) phapche_hangha (26/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận