Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #492385 23/05/2018

    HuongGiang0112

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

     

    Phạt vi phạm

    Bồi thường thiệt hại

    Khái niệm

    - Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

     (Điều 300, Luật thương mại 2005).

    - Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

    (Khoản 1, Điều 302, Luật thương mại 2005).

     

    Mục đích

    - Xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ giữa các bên khi tiến hành giao  kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai bên chủ thể

    - Là trách nhiệm pháp lý nhằm ngăn ngừa các vi phạm hợp có thể xảy ra trong hợp đồng

    - Xuất phát từ yêu cầu bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm

    - Mục đích chính là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm

    Căn cứ áp dụng chế tài

    - Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng;

    - Có hành vi vi phạm;

    - Có lỗi của bên bị vi phạm.

    Lưu ý: Không cần có thiệt hại thực tế xảy ra, chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng và cõ lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán)

    - Không cần có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng;

    - Có hành vi vi phạm hợp đồng;

     - Có thiệt hại thực tế a;

    - Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó;

    - Có lỗi của bên vi phạm

    Lưu ý: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất.

    Mức áp dụng chế tài

    - Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm dó các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266, Luật Thương mại 2005.

    (Điều 301, Luật thương mại 2005)

     

     

    - Bên vi phạm phải bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

    - Về nguyên tắc: Bên vi phạm phải “bồi thường toàn bộ” những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm, và không bị giới hạn bởi giá trị hợp đồng.

    - Bồi thường toàn bộ bao gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    (Điều 302- Luật thương mại 2005)

    Quan hệ giữa hai chế tài

    - Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra mà giữa các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại;

    - Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại

    (Điều 307, Luật thương mại 2005).

     

     
    42894 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn HuongGiang0112 vì bài viết hữu ích
    buithiha80 (28/10/2019) thanhtuyen123456789 (18/03/2019) snson1996 (21/12/2018) Haihongle95 (24/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận