Phân biệt người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự?

Chủ đề   RSS   
  • #280594 11/08/2013

    quyenthieu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự?

    Em có thắc mắc về vấn đề phân biệt giữa 2 chủ thể nên trên tại thấy giống nhau quá! mong các bác có thể giúp .Em xin chân thành cảm ơn

     

     
    46409 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #280855   13/08/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    Bạn vui lòng xem điều 56. Người bào chữa và Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự Tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 sẽ thấy rõ điều này.

    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #280971   13/08/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Ngay trong điều luật bạn cũng đã thấy sự khác nhau rồi đó.

    Điều 56. Người bào chữa

    1. Người bào chữa có thể là:

    a) Luật sư;

    b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    c) Bào chữa viên nhân dân.

    2. Những người sau đây không được bào chữa:

    a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

    b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

    3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

    Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

    Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự

    1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình.

    2. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

    3. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền:

    a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    b) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

    c) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa;

    d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này.

    Đối với đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

    4. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có nghĩa vụ:

    a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật của vụ án;

    b) Giúp đương sự về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

    Ngoài ra còn có sự khác nhau về phạm vi của người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự

    Thân ái

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |