Phân biệt giữa Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và Tội giết người

Chủ đề   RSS   
  • #605129 01/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Phân biệt giữa Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ và Tội giết người

    Được biết Việt Nam nằm trong những nước có hiện trạng nạo phá thai đáng báo động. Không chỉ vậy, hậu quả của sinh con không kế hoạch hay có con ngoài ý muốn là ngày càng nhiều có hành vi đẻ con xong vứt bỏ hay thậm chí giết con mới đẻ. Vậy hình phạt nào dành cho người mẹ vứt bỏ hoặc giết con mới đẻ?

    (1) Thế nào là con mới đẻ?

    Theo Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, con mới đẻ là trẻ được sinh ra trong 07 ngày tuổi.

    Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (2) Tội giết con mới đẻ bị xử lý thế nào?

    Căn cứ Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    (3) Phân biệt Tội giết người và Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

    Tiêu chí 

    Tội giết người

    (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015)

    Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

    (Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015)

    Khái niệm

    Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

    Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết

    Khách thể

    Đối tượng tác động

    - Xâm phạm tới tính mạng con người được Nhà nước bảo hộ

    - Con người đang sống

    - Xâm phạm tới tính mạng con người được Nhà nước bảo hộ

    - Con người đang sống

    Khách quan

    Hành  vi: Thực hiện các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật, được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.

    - Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

    - Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

    - Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

    Hậu quả: Tội giết người có cấu thành vật chất, nghĩa là đòi hỏi phải có hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp mà hậu quả chết người xảy ra thì tội phạm hoàn thành; nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì vẫn cấu thành Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

    Hành vi: Hành vi khách quan là người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, bỏ đói cho đến chết,…) hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…) dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết

     

     

     

     

     

     

     

     Hậu quả: Hậu quả của hành vi là đứa trẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ dẫn đến chết.

    Chủ quan

    - Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

    +) Với lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

    +) Với lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó). 

    - Mục đích:

    +) Với lỗi cố ý trực tiếp: Mục đích là tước đoạt tính mạng

    +) Với lỗi cố ý gián tiếp: Không có mục đích là tước đoạt tính mạng.

    Người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).

    Chủ thể

    - Chủ thể thường, đạt độ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS

    +) Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

    +) Phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau:

    + Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.

    + Về tuổi: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy, đối với tội giết người trong bộ luật hình sự 2015 thì chủ thể là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

    - Chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ của nạn nhân. Tuy nhiên, người mẹ của nạn nhân chỉ được coi là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nếu người mẹ đó chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì sẽ không cấu thành tội phạm này.

    Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là chịu ảnh hưởng của những tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, những tư tưởng, những quan niệm sống này đã không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Có thể ví dụ như, cùng là một chuyện người phụ nữ không chồng mà có con, theo tư tưởng phong kiến, đây là trường hợp đại kỵ, bị dư luận xã hội lên án và sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội mới, việc có con ngoài giá thú được pháp luật thừa nhận và bảo hộ nên người phụ nữ không còn bị lên án, chỉ trích và chịu phạt nặng nề như trong chế độ cũ nữa.

    Hình phạt

    7 đến 15 năm tù

    6 tháng đến 3 năm

    3 tháng đến 2 năm

     

    Xem thêm bài viết: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào?

     

     
    2922 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (13/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận