Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 25 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bởi Luật sửa đổi bổ sung Luật Giám định tư pháp 2020 quy định về việc trưng cầu giám định tư pháp như sau:
- Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
- Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; hạ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
+ Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
+ Tóm tắt nội dung sự việc;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+ Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+ Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định;
+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp.
- Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại.
- Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đối với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
...
Bên cạnh đó theo Điều 64 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc Bị đơn dân sự như sau:
- Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Như vậy theo quy định hiện hành thì việc người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, thủ tục để giám định người mất năng lực hành vi dân sự được quy định theo Luật Giám định tư pháp. Do đó, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không phải lựa chọn cơ sở buộc tội của CQĐT hay VKS xem cơ sở nào có lợi cho bị cáo.
Ngoài ra, tham gia phiên tòa thì bệnh viện tâm thần trong vụ án này tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì người trực tiếp gây ra vụ án hình sự này là bị cáo. bệnh viện tâm thần do thất trách nên có nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.