Chúng tôi công ty luật ANT lawyers xin chia sẽ về câu trả lời mà bạn hỏi như sau:
Phân biệt
1/ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Giấy phép đăng ký kinh doanh: Có thể hiểu là một loại giấy tờ có tính chất thông hành, nhờ đó các tổ chức kinh doanh có thể hoạt động một cách hợp pháp. Một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp nhất định phải có, đó là giấy phép đăng ký kinh doanh. Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật liên quan quy định phải có điều kiện (khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Điều 3.2 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:
là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Khoản 4 Điều 6 NĐ 43/2010/NĐ-CP quy định Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định này có hiệu lực (trước 01/6/2010) không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ "khai sinh" của một doanh nghiệp, trong đó có các nội dung như quy định tại Điều 25 LDN, điều kiện để doanh nghiệp được cấp theo Điều 24 LDN. Đây là loại giấy tờ nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được các nội dung cơ bản của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kd, người đại diện... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp và việc ĐKKD phải được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Ngoài ra, theo LDN và NĐ 88/2006/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng đến khi NĐ 43/2010/NĐ-CP thay thế cho NĐ 88/2006/NĐ-CP và TT 14/2010 hướng dẫn NĐ 43 thì đã đổi thuật ngữ từ "đăng ký kinh doanh" sang "đăng ký doanh nghiệp", do đó, xuất hiện 2 loại giấy trên. Về giá trị pháp lý của 2 loại giấy này như nhau, khi NĐ 88 hết hiệu lực thì các Doanh Nghiệp muốn đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không là quyền của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đầu tư: là giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp cho các tổ chức/cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô vốn - cả doanh nghiệp trong và ngoài nước ,phần lớn cho các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp và Điều 50 Luật đầu tư, trong trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư tại Việt Nam là phải có dự án, việc thành lập dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, trong trường hợp này thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn các trường hợp khác thì Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là khác nhau.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp GCNĐT tại Việt Nam thì Điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: Trường hợp có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Còn nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định cảu Luật Đầu tư (Điều 50.3 Luật Đầu tư)