Phân biệt Điều 192, Điều 193 và Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #490086 20/04/2018

    Phân biệt Điều 192, Điều 193 và Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 như thế nào?

    Vừa qua các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án làm giả thực phẩm chức năng bằng than tre của công ty TNHH Vinaca về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự 2015.

    Tuy nhiên, vấn đề ở đây mình còn thắc mắc là tại Điều 192 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Điều 194 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì có cách nào để phân biệt được 3 tội trên không? Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh nhưng có được xem là thuốc phòng bệnh không hay là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như Điều 193 Bộ luật hình sự 2015? Sao không áp dụng Điều 192 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà lại áp dụng Điều 193 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm?

    Rất mong được khai sáng từ ý kiến của mọi người!

     
    5848 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #490116   21/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Để phân biệt 3 tội trên thì quá dễ, chỉ cần viết tiêu đề của từng điều là thấy sự khác nhau rồi.

    Lý do không áp dụng điều 192 là vì nếu thuộc các tình tiết trong điều 193 (hoặc 194) thì nguy cơ cho xã hội cao hơn, cho nên mức phạt nặng hơn.

    Thực phẩm chức năng là thực phẩm, không phải là thuốc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (22/04/2018)