Phân biệt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #602003 21/04/2023

    Phân biệt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân

    Danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" và "Nghệ sĩ nhân dân" là hai danh hiệu danh giá được Nhà nước trao tặng cho những người có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai danh hiệu không phải ai cũng biết.Hãy cùng đi tìm hiểu về sự khác nhau giữa danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" và "Nghệ sĩ nhân dân" cũng như quy trình xét tặng chúng trong bài viết dưới đây.

    1. Phân biệt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân

     

     

    Nghệ sĩ ưu tú

    Nghệ sĩ nhân dân

    Cơ 

    sở pháp lý

    Theo Điều 9 Nghị định 89/2014/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 40/2021/NĐ-CP

    Theo Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 40/2021/NĐ-CP

    Phẩm chẩm đạo 

    đức

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; 

    - Có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; 

    - Có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

    Thời gian hoạt động

    - Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên

    - Đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;

    - Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, 

    - Đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;

    Thành tích đạt được

    - Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.

    - Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo sửa đổi tại Nghị định 40/2021/NĐ-CP

    - Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng.

     

    - Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

    Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo sửa đổi tại Nghị định 40/2021/NĐ-CP.

    2. Thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú

    Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú được xét tặng và công bố 03 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9 theo quy định Điều 10 Nghị định 89/2014/NĐ-CP.

     

    3. Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú 

     

    Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú theo quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 40/2021/NĐ-CP) như sau:

     

    - Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm: 

     

    + Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 

     

    + Học viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật; 

     

    + Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cục công tác Đảng và công tác chính trị thuộc Bộ Công an; 

     

    + Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng; 

     

    + Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 

     

    + Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.”.

     

    - Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.

     

    - Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:

     

    + Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;

     

    + Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

     
    4036 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận