Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ

Chủ đề   RSS   
  • #600190 17/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ

    Chế tài đối với người vay nợ khi chậm trả và không trả khác nhau thế nào? Phân biệt chế tài giữa 02 hành vi này và bên cho vay cần làm gì trong 02 trường hợp này. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Nghĩa vụ trả nợ của người vay 

    Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

    - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo đó, người vay có nghĩa vụ trả đúng, đủ số tiền khi đến hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp người vay chậm trả hoặc không trả nợ, vậy chế tài dành cho 02 hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?

    (1) Trường hợp người vay chậm trả nợ

    Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Trong trường hợp này, nếu vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Còn đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015;

    - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Song, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 353 quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ như sau:

    Khi người vay chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết thì bên vay phải thông báo ngay cho bên cho vay biết về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
    Ngoài ra, nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, bên cho vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện về việc vi phạm hợp đồng của bên vay.

    Như vậy, khi chậm trả nợ người vay phải thông báo đến người cho vay biết về việc chậm thực nghĩa vụ trả nợ của mình. Đồng thời, sau đó người vay phải thực hiện thanh toán nợ gốc và cả lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của mình. 

    (2) Trường hợp người vay không trả nợ

    Vay tiền không trả thường có hai hậu quả: ngoài trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự thì người vay có thể cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu như người vay thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đến thời hạn trả tiền, mặc dù hoàn toàn có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả (thường được biểu hiện bằng việc thách thức hoặc lẩn trốn không muốn trả)

    Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản vay (bằng lời nói hoặc tin nhắn bịa đặt những điều sai sự thật để kéo thời gian- mục đích không muốn trả)

    - Sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản vay (dùng tiền vay để đánh bạc, sử dụng ma túy… và không thể trả lại được). 

    Điển hình như khi đến hạn trả nợ theo thỏa thuận cam kết, người cho vay tiền yêu cầu hoàn trả nợ như đã thỏa thuận thì người vay tiền có những hành vi gian dối như: hứa hẹn, khất lần, quanh co, đưa các thông tin giả về tài liệu cá nhân, nhân thân để tìm mọi cách để trì hoãn việc trả nợ, sau đó ẩn các thông tin cá nhân cung cấp ban đầu, tắt điện thoại, bỏ trốn khỏi nơi cư trú với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay để không phải trả nợ thì có thể có dấu hiệu hành vi vi phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Điều 174 hoặc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Điều 175 được quy định  Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân.

    Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc vay tiền không trả không phải lúc nào cũng trở thành tội phạm.

    Vậy nên, nếu như hành vi của bên vay chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm dân sự thì không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự - hợp đồng vay tiền; đó là trường hợp mặc dù đã đến hạn phải trả tiền mặc dù có thiện trí trả tiền nhưng người vay không có khả năng để trả, có thông báo hoặc cam kết với người cho vay.

    Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên cho vay có thể nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú.

    Đã bị phạt tù thì có phải trả nợ không?

    Trên thực tế có nhiều trường hợp bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhưng phải đi tù. Vậy câu hỏi đặt ra bên vay có được xóa nợ nếu đi tù không?

    Trong trường hợp này bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến khi thi hành án kết thúc và phải được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015.

    Ngoài ra, bên vay nợ có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015.

    Như vậy, dù phải chấp hành hình phạt tù thì bên vay nợ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tự mình trả nợ hoặc thông qua bên thứ ba.

     
    5126 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (21/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600259   20/03/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Trường hợp không thỏa thuận được về việc trả nợ thì bên cho vay có thể khởi kiện và người vay phải thanh lý toàn bộ tài sản mình đang có hiện tại để trả nợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #601303   31/03/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bài viết của tác giả! Đối với chậm trả nợ, người vay có chủ đích trả lại tài sản cho người cho vay, không có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, việc cho vay được kéo dài do đó quy định điều chỉnh là Bộ luật Dân sự. TRường hợp không trả nợ cho thấy có mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác và đã thực hiện thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #602480   12/05/2023

    qhieu
    qhieu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ

    trường hợp bên vay là pháp nhân thì sao bạn ? có thể khởi kiện yêu cầu tuyên bố phá sản không ?

     
    Báo quản trị |