Phân biệt các tội gần giống nhau

Chủ đề   RSS   
  • #486658 09/03/2018

    milosuadacatx

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt các tội gần giống nhau

    Xin nhờ luật sư tư vấn phân biệt tội quy định tại điều 348 với tội quy định tại điều 349 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017

     
    15863 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #486694   10/03/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Hai điều này khác hẳn nhau, bạn chỉ cần đọc kỹ thì phân biệt được thôi. 348 nói về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, còn 349 nói về trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

     

    Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

    1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

    Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

    1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #486806   12/03/2018

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Chắc là bạn đang phân vân ở chỗ trốn đi nước ngoài trái phép với xuất cảnh trái phép đúng không? :|:|:| chứ những phần còn lại thì quá khác nhau dễ phân biệt rồi (ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam, nhập cảnh).

    Theo mình thì xuất cảnh là việc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua các cửa khẩu. Trốn đi nước ngoài là việc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thông qua các cửa khẩu (nơi được phép ra vào lãnh thổ) mà có thể ra bằng bất kỳ địa điểm nào, đại loại giống như vượt biên. Xuất cảnh trái phép nghĩa là vẫn xuất cảnh trong trường hợp chưa được phép xuất cảnh hoặc không làm đầy đủ giấy tờ thủ tục để xuất cảnh ví dụ vi phạm Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP

    Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
     
    1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
     
    2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
     
    3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
     
    4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
     
    5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
     
    6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
     
    7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
     

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    anhanhbg (12/03/2018)
  • #486824   12/03/2018

    chinamnhi viết:

    Chắc là bạn đang phân vân ở chỗ trốn đi nước ngoài trái phép với xuất cảnh trái phép đúng không? :|:|:| chứ những phần còn lại thì quá khác nhau dễ phân biệt rồi (ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam, nhập cảnh).

    Theo mình thì xuất cảnh là việc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thông qua các cửa khẩu. Trốn đi nước ngoài là việc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thông qua các cửa khẩu (nơi được phép ra vào lãnh thổ) mà có thể ra bằng bất kỳ địa điểm nào, đại loại giống như vượt biên. Xuất cảnh trái phép nghĩa là vẫn xuất cảnh trong trường hợp chưa được phép xuất cảnh hoặc không làm đầy đủ giấy tờ thủ tục để xuất cảnh ví dụ vi phạm Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP. 

    Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
     
    1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
     
    2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
     
    3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
     
    4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
     
    5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
     
    6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
     
    7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
     

    mình k nghĩ như bạn. xuất cảnh là hành vi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. chứ không phân biệt là qua cửa khẩu hay qua đường mòn vượt biên bạn ạ. Nếu giải thích như bạn thì những người vượt biên đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vượt biên tiếp sẽ không bị truy cứu TNHS theo điều 347 BLHS.

     
    Báo quản trị |  
  • #487669   21/03/2018

    trucly260896
    trucly260896

    Female
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2018
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Tại Điều 348 và Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và tội Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Ở hai tội này có hai thuật ngữ gần giống nhau là “Trốn đi nước ngoài trái phép” và tội “xuất cảnh trái phép” mà có thể bạn khó phân biệt.

    Tuy nhiên theo mình hai tội này là hoàn toàn khác nhau.

    Đối với tội “trốn đi nước ngoài trái phép”, căn cứ theo Chỉ thị số 26/CT-UB thì tội trốn đi nước ngoài trái phép thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trốn đi nước ngoài có nhiều nguyên nhân. Có người đi vì mục đích phản cách mạng, chống đối chế độ. Có người đi vì có tội sợ bị trừng phạt, có người trốn đi do kích động, lôi kéo hoặc do đời sống khó khăn, tình cảm gia đình (có người thân ở nước ngoài…) mặc dù không phải do động cơ phản cách mạng, việc trốn đi nước ngoài vô hình trung phù hợp với âm mưu phá hoại của địch và ảnh hưởng xấu về mặt chính trị.

    Cho nên, dù thực hiện dưới bất cứ động cơ nào, hành vi trốn đi nước ngoài là một hành động phạm pháp, một tội phạm gây tác hại nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và phải xử lý theo pháp luật.

    Đối với tội “xuất cảnh trái phép” căn cứ theo Nghị đinh 136/2007/NĐ-CP thì tội phạm này được xem là tội phạm xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi xuất cảnh trái phép là hành vi xuất mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực.

    Như vậy, hai tội phạm này về mặt bản chất là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một số bạn có thể bị nhầm lẫn. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi áp dụng Điều 348 và Điều 349 Bộ luật hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trucly260896 vì bài viết hữu ích
    Luclinh90 (12/04/2018)
  • #489313   12/04/2018

    trucly260896 viết:

    Tại Điều 348 và Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và tội Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Ở hai tội này có hai thuật ngữ gần giống nhau là “Trốn đi nước ngoài trái phép” và tội “xuất cảnh trái phép” mà có thể bạn khó phân biệt.

    Tuy nhiên theo mình hai tội này là hoàn toàn khác nhau.

    Đối với tội “trốn đi nước ngoài trái phép”, căn cứ theo Chỉ thị số 26/CT-UB thì tội trốn đi nước ngoài trái phép thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trốn đi nước ngoài có nhiều nguyên nhân. Có người đi vì mục đích phản cách mạng, chống đối chế độ. Có người đi vì có tội sợ bị trừng phạt, có người trốn đi do kích động, lôi kéo hoặc do đời sống khó khăn, tình cảm gia đình (có người thân ở nước ngoài…) mặc dù không phải do động cơ phản cách mạng, việc trốn đi nước ngoài vô hình trung phù hợp với âm mưu phá hoại của địch và ảnh hưởng xấu về mặt chính trị.

    Cho nên, dù thực hiện dưới bất cứ động cơ nào, hành vi trốn đi nước ngoài là một hành động phạm pháp, một tội phạm gây tác hại nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và phải xử lý theo pháp luật.

    Đối với tội “xuất cảnh trái phép” căn cứ theo Nghị đinh 136/2007/NĐ-CP thì tội phạm này được xem là tội phạm xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi xuất cảnh trái phép là hành vi xuất mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực.

    Như vậy, hai tội phạm này về mặt bản chất là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một số bạn có thể bị nhầm lẫn. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi áp dụng Điều 348 và Điều 349 Bộ luật hình sự 2015.

    Có vẻ bạn nhầm lẫn rồi. Chỉ thị 26 bạn trích dẫn ở trên là từ năm 1984. Khi đó tội tổ chức trốn vẫn là tội phạm xâm phạm ANQG. Nhưng Bộ luật HS năm 1999 đã không coi tội đó là tội xâm phạm ANQG nữa mà chuyển sang Chương XX: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Ban nên tìm hiểu lại. mình cũng đang rất băn khoăn với 2 hành vi Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài (điều 349) và hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phep (348)

     
    Báo quản trị |  
  • #488356   31/03/2018

    hahuynh870
    hahuynh870

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2018
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    có vẻ rất khó chắc e phải ra trường vài năm mới có thể phân biệt được các tội này

    Sinh viên trường luật đang tìm kiếm kiến thức cho việc học tập.

    Camera phone - Camera

     
    Báo quản trị |  
  • #489340   12/04/2018

    trucly260896
    trucly260896

    Female
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2018
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Chao bạn anhanhbg

    Cảm ơn bạn về thông tin bạn đã đề cập ạ. Mình sẽ lưu ý lại ạ.

    Tuy nhiên, trên bài viết của mình chỉ đề cập đến hành vi “trốn đi nước ngoài trái phép” và   “xuất cảnh trái phép” để bốc tách hành vi phạm tội từ đó để phân biệt tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài (điều 349) vầ hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép (348). Vì mình nghĩ mọi người bị bị nhằm lẫn giữa hai hành vi phạm tội nêu trên thôi còn tổ chức cho người khác... thì cái này mn điều biết.

    Còn việc bạn cho rằng hai hành vi phạm tội trên không còn "là tội xâm phạm ANQG nữa mà chuyển sang Chương XX: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH" thi bạn có thể xem lại Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 vì ở Điều này cũng quy định hành vi trốn đi nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân thuộc chương của tội câm phạm ANQG

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trucly260896 vì bài viết hữu ích
    hoabui2203@gmail.com (14/12/2018)
  • #491217   07/05/2018

    trucly260896 viết:

    Chao bạn anhanhbg

    Cảm ơn bạn về thông tin bạn đã đề cập ạ. Mình sẽ lưu ý lại ạ.

    Tuy nhiên, trên bài viết của mình chỉ đề cập đến hành vi “trốn đi nước ngoài trái phép” và   “xuất cảnh trái phép” để bốc tách hành vi phạm tội từ đó để phân biệt tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài (điều 349) vầ hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép (348). Vì mình nghĩ mọi người bị bị nhằm lẫn giữa hai hành vi phạm tội nêu trên thôi còn tổ chức cho người khác... thì cái này mn điều biết.

    Còn việc bạn cho rằng hai hành vi phạm tội trên không còn "là tội xâm phạm ANQG nữa mà chuyển sang Chương XX: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH" thi bạn có thể xem lại Điều 121 Bộ luật hình sự 2015 vì ở Điều này cũng quy định hành vi trốn đi nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân thuộc chương của tội câm phạm ANQG

    Mình không hiểu ý bạn lắm. Cho mình xin lỗi. Mình mong bạn làm rõ hơn ý của bạn được không. Vì mình không thấy bạn bóc tách, hay phân biệt được 2 hành vi trên

     
    Báo quản trị |