Chào bạn!
Đó là các loại văn bản khi bạn muốn thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, từ khái niệm của các quyền đó bạn sẽ hiểu loại đơn nào, dùng vào việc gì, tôi xin tóm tắt giúp bạn như sau:
1. Khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (K1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011)==> Lúc này bạn sử dụng đơn khiếu nại.
2. Tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (K1.Điều 2, Luật Tố Cáo 2011)===> Lúc này bạn dùng đơn tố cáo 3.Khởi kiện: đây là thuật ngữ chung để nói về việc cá nhân, tổ chức gửi đơn ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình trong các lĩnh vực dân sự (hiểu theo nghĩa rộng gồm: lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình...), ngoài ra còn có khởi kiện trong lĩnh vực hành chính===> lúc này bạn dử dụng đơn khởi kiện.
4. Khởi tố: thuật ngữ này được sử dụng trong tố tụng hình sự, khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, VKS, TA trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án. cá nhân chỉ có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nếu thuộc các tội phạm được quy định tại điều 105 BLTTHS. ===> nếu bị người bị hại, bị các tội phạm quy định tại K1. điều 105 BLTTHS thì có thể làm đơn "yêu cầu" khởi tố.
Nhuu vậy, các loại đơn trên hoàn toàn có sự khác nhau.