Phạm tội trộm cắp tài sản hay cướp giật ?

Chủ đề   RSS   
  • #61717 22/09/2010

    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Phạm tội trộm cắp tài sản hay cướp giật ?

    Xin chào các thành viên, các sinh viên luật

    Một Thợ điện khi leo lên cột điện sửa chữa điện, để xe đạp ở ven đường, khi Thợ điện đang sửa chữa trên cao A đến nói “ Anh ơi cho em xin cái xe đạp nhé ” không thấy anh Thợ điện trả lời ( do Thợ điện bị nặng tai và lúc đó đang mải làm không để ý) A leo lên xe đạp phóng mất hút. Ở đoạn đường dựng xe đạp có nhóm công nhân đang sửa đường cũng chứng kiến việc này nhưng nghĩ là A gửi anh thợ điện trông xe nên không can thiệp gì.

    Khi làm song việc anh Thợ điện không thấy xe đạp của mình có hỏi công nhân sửa đường và được tả lại tình tiết A đến lấy xe, anh thợ điện đã báo công an lập biên bản sự việc .

    Thời gian sau anh thợ điện gặp A đi xe đạp của mình hô hoán mọi người bắt giữ giao cho công an xứ lý.

    Vậy trong tình huống này A phạm tội gì? Cướp giật, trộm cắp tài sản hay  tội nào khác.

    Mong mọi người thảo luận cho ý kiến .

    We can do !

     
    22541 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #61768   22/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần




    Theo mình, chắc là phạm tội trộm cắp thôi vì anh Thợ điện (đối tượng chủ sở hữu chiếc xe) đâu có biết hành vi lấy xe của A. Nếu phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì anh Thợ điện phải biết về hành vi lấy xe của A nhưng không làm gì được để ngăn chặn hành vi ấy.

    Nhưng nếu giá trị chiếc xe đạp dưới 3 triệu và chưa bị xử phạt hành chính thì chắc chỉ bị phạt hành chính thôi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61776   22/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Mình rất tán thành ý kiến của #0072bc;">Unjustice.

    Khoa học luật hình sự xác định đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi bị mất thi họ mới biết.

    Trong trường hợp trên, nếu chỉ căn cứ vào hình thức chiếm đoạt thì sẽ có người xác định đó là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, vì lúc thực hiện hành vi A không hề che dấu hành vi của mình, nhiều người nhìn thấy nhưng không ai nghi ngờ vì tưởng rằng hành vi của A là hợp pháp. 

    Tuy nhiên, tính chất lén lút của hành vi lại thể hiện ở chỗ A che dấu thân phận của mình với những người xung quanh và thực hiện hành vi lén lút đối với anh thợ điện. Vì vậy hành vi của A chỉ có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản chứ không thể là một tội phạm nào khác.

    Để xác định A có phạm tội trộm... hay không, cần phải kèm theo một số điều kiện cụ thể.

    Nếu giá trị chiếc xe đạp từ 2 triệu đồng trở lên (theo BLHS sửa đổi) thì chắc chắn A phạm tội.

    Nếu giá trị dưới 2 triệu thì cần thêm một trong các điều kiện như: gây hậu quả nghiêm trọng, A đã bị xử ly hành chính vê hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xoá án tích.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61784   22/09/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần


    Nếu tài sản mà A chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì hành vi của A sẽ cấu thành tội phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản

    Bởi lẽ, A đã lợi dụng lúc người thợ điện không có điều kiện ngăn cản đã chiếm đoạt tài sản của người thợ điện một cách công nhiên. sự công nhiên thể hiện ở việc A nói :" anh ơi cho em xin cái xe đạp nhé" và A đã thản nhiên lấy chiếc xe đạp đó. dù anh thợ điện không nghe thấy nhưng lời nói của A đã hoàn toàn đã thể hiện sự công khai chiếm đoạt tài sản của A trước chủ của tài sản

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #61791   22/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Quan điểm của mình lại khác.

    Về định nghĩa, công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai.

    Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được, không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của ngươi phạm tọi hoặc nếu có biện pháp thì cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cach cônng khai.

    Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi của mình.

    Trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản, người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình mà không thể giữ được.

    Theo tình huống trong topic, hành vi của A thoả mãn dấu hiệu công khai, nhưng là công khai với người không phải là chủ sở hữu, người quản lý tài sản. 

    Nhưng nó lại không thoả mãn dấu hiệu người bị hại phải biết được ai là người chiếm đoạt tài sản của mình và chiếm đoạt vào lúc nào, kể cả trước, trong và ngay sau khi bị mất tài sản. 

    Và như đã nói ở bài trên, hành vi công khai của A cũng như lời nói của A thực chất chỉ là nhằm che dấu sự lén lút phía sau nó.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61808   23/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn bạn BachThanhDC về việc chỉnh sửa và bổ sung chính xác và đầy đủ hơn các điều kiện để xử lý hình sự.



    Cập nhật bởi Unjustice ngày 23/09/2010 08:48:03 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68092   12/11/2010

    hoangha8x
    hoangha8x

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2009
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quan điểm của tôi là: 

    - Nếu người thực hiện hành vi trộm cắp biết thợ điện bị nặng tai và cố nói to để những người khác không biết hành vi lấy trộm của mình thì đó là tội trộm cắp tài sản.

    - Nếu người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản không biết thợ điện bị nặng tai không nghe thấy thì phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #68107   12/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Nếu tôi được ban hành ra luật và khi áp dụng phải suy diễn thế này, tôi sẽ phải xây dựng các điều luật quy định về loại tội xâm phạm sở hữu để áp dụng riêng đối với trường hợp người bị hại bị khiếm thị và không bị khiếm thị, bị khiếm thính và không bị khiếm thính... để các cơ quan tiến hành tố tụng đỡ đau đầu

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68112   12/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà!

    Biết thế nào bác BachThanhDC cũng lên tiếng!

    @ #0072bc;">hoangha8x

    Phân tích về mặt lý luận nó như thế này việc nạn nhân có bị khiếm thính hay không không phải là yếu tố được dùng để xác định hành vi phạm tội. Bởi vì hành vi phạm tội được xác định dựa trên các yếu tố cơ bản sau:

    - Có hành vi trái pháp luật
    - Xuất phát từ lỗi của người vi phạm
    - Đã xảy ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức xã hội
    - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại nêu trên.

    Chẳng có yếu tố nào bên trên đề cập đến năng lực thể chất hoặc tinh thần của người bị thiệt hại cả. Nếu đưa yếu tố này vào thì chắc hành vi cướp của từ một người khỏe mạnh to con như Lý Đức sẽ bị tội nhẹ hơn hành vi cướp của từ một người bị bệnh tâm thần.

    Vì thế đối với trường hợp trên, nếu anh thợ điện có nghe thấy và nhìn xuống và la lên mà A vẫn cố tình dắt xe đi thì mới phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68226   12/11/2010

    LeDuybn
    LeDuybn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo y tớ: Tội của A rõ ràng là trộm cắp, k thể là công nhiên được. (Xin loại trừ giá trị tài sản, chỉ bàn đến hành vi khách quan).

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người sở hữu (hoặc quản lý) tài sản mà họ không làm gì được, không ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội. Tài sản bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.

    Trong tình huống này, rõ ràng anh thợ điện không hề hay biết A lấy xe đạp của mình, (nếu biết, anh hoàn toàn có thể hô hoán, và như vậy, những người công nhân chắc chắn sẽ bắt giữ A).

    Tớ đồng ý với "BACHTHANH"  Việc A nói: "Anh ơi cho em xin cái xe đạp nhé ” chỉ là thủ đoạn A giấu thân phận mình trước những người công nhân làm đường khiến họ nghĩ rằng đó là xe đạp của A nên đã không có phản ứng gì.

    Nhưng hành vi của A là lén lút đối với anh thợ điện. nếu để anh thợ điện biết, A sẽ không thể chíêm đoạt được chiếc xe đạp.

     
    Báo quản trị |  
  • #68230   12/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình lại có cùng quan điểm với hoangha8x, A hoàn toàn có thể không biết việc anh thợ điện bị nặng tai, việc nói to đấy hoàn toàn có thể là "nói đểu" để trêu tức anh thợ điện này. 

    Mục đích của việc nói to đó có nhằm mục đích che dấu việc chiếm đoạt chiếc xe đạp trong mắt những người công nhân khác không có giá trị định tội.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68290   13/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ý boyluat là trong "ý thức" của người phạm tội là muốn công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng vì người đó bị khiếm thính nên việc "trêu tức" này không hoàn thành. 

    Còn việc người phạm tội nói to có nhằm mục đích che dấu hành vi phạm tội của mình trước những người khác không thì không cần xem xét đến. Có đúng vậy không?

    Theo quan điểm của anh, quan điểm này của em chưa chính xác ở chỗ. 

    1 - Nếu muốn trêu tức người thợ điện và thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội hoàn toàn có thể la lớn cho đến khi gây được sự chú ý của người thợ điện rồi mới dắt xe đi. 

    Hơn nữa luật không hề qui định "ý thức" của người phạm tội là một yếu tố chủ yếu khi xem xét trách nhiệm hình sự. Ví dụ như một bị cáo không thể biện bạch là mình không có ý định giết người nhưng vẫn lấy vật nặng đánh vào đầu người khác (mặc dù có thể bị cáo không muốn giết người thật). 

    Ngược lại một người cứ kêu la là "tao giết mày" nhưng lại chỉ dùng cái ghế nhựa nhỏ để đánh người khác thì pháp luật cũng không thể buộc anh ta tội giết người vì hung khí sử dụng không tương xứng với ý định.

    Tóm lại trong xem xét trách nhiệm hình sự, hành vi của người phạm tội quan trọng hơn ý thức của người phạm tội.

    2 - Phân tích về hành vi, xét ở góc độ tâm lý của người phạm tội, nếu đã có đủ "bản lĩnh" để công khai chiếm đoạt tài sản trong tình huống ấy thì chẳng việc gì người phạm tội phải nói câu "Anh ơi cho em xin lại cái xe nhé" làm gì cho mất công. Cứ đàng hoàng lấy nếu có bị phát hiện thì cũng đúng với ý định của mình mà. 

    Vì thế chỉ có thể suy ra rằng lời nói đó chỉ nhằm đánh lừa những người khác đang ngồi quanh đấy mà thôi (để họ không can thiệp vào việc lấy xe của mình).

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68306   13/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Nói luật không hề qui định "ý thức" của người phạm tội là một yếu tố chủ yếu khi xem xét trách nhiệm hình sự như anh Unjustice nói cũng không đúng lắm. Ví dụ như tội giết người, nhưng người bị giết lại đã chết, khi đó hành vi của người phạm tội không thỏa mãn CTTP của tội giết người, nhưng ý thức chủ quan của họ lại xác nhận hành vi đó, và thực hiện hành vi đó, nên họ vẫn bị định tội giết người. 

    Nên để xác định tội phạm, ngoài hành vi khách quan của người thực hiện, còn phải căn cứ cả vào mục đích chủ quan của họ khi thực hiện hành vi đó nữa chứ. Đơn cử như những trường hợp tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, hay sự kiện bất ngờ, hành vi của người thực hiện trong trường hợp này hoàn toàn thỏa mãn CTTP của một tội nào đó, nhưng ý thức chủ quan của họ không coi đó là hành vi phạm tội, và luật cũng quy định họ không có lỗi trong những trường hợp này.

    Còn họ thích nói gì là quyền của họ chứ, có thể là lừa những người xung quanh, có thể là để thỏa mãn cái hư vinh nhất thời khi vừa thực hiện một hành vi mà mình thích thú của một tên biến thái... Sao có thể lý luận chủ quan là họ nói cái đó thì chắc chắn rằng mục đích của họ là định lừa những người xung quanh được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68523   15/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ Boyluat!

    Theo anh, yếu tố chủ yếu khi xác định tội vẫn là hành vi bởi vì ý thức của người phạm tội (cụ thể là mục đích và động cơ) làm sao mà tòa xác định được khi nó nằm trong tiềm thức của mỗi người. Nó phải thể hiện ra ngoài bằng hành động cụ thể.

    Anh lấy ví dụ vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, bị cáo bảo giết người là do ghen tức, nhưng chứng cứ buộc tội lại cho thấy bị cáo lấy tài sản của nạn nhân đem cầm cố để lấy tiền chuộc xe. Vì vậy căn cứ vào hành vi như thế của bị cáo, tòa đã buộc bị cáo tội giết người với mục đích chiếm đoạt tài sản. Rõ ràng nếu giết người do ghen tức thì  việc gì bị cáo phải lấy tài sản của nạn nhân đi cầm cố.

    Anh không nói tòa không xem xét yếu tố mục đích, động cơ khi phạm tội của bị cáo, nhưng đó chỉ là yếu tố để tòa xem xét lượng hình cho phù hợp với các giá trị đạo đức. Một người trộm cắp nhằm giúp cha mẹ chữa bệnh hiểm nghèo thường sẽ được tòa nương tay khi tuyên án hơn một tên trộm cắp chuyên nghiệp. Nhưng hành vi ăn trộm của người đó vẫn phải bị xét xử.

    Tóm lại, thông thường, hành vi của bị cáo sẽ là yếu tố chủ yếu trong việc xác định tội danh chính của bị cáo còn mục đích và động cơ của bị cáo sẽ là yếu tố để xác định mức án cụ thể.

    Còn các tình huống ngoại lệ mà em đưa ra nó liên quan đến hoàn cảnh thực hiện hành vi trái pháp luật của người đó mà pháp luật đồng ý không truy cứu trách nhiệm hình sự. Em không thể nói rằng họ không biết đó là hành vi trái pháp luật, ý thức của họ hoàn toàn biết điều đó.

    Anh thấy một câu rất hay của Mark khi đề cập đến vấn đề pháp luật (anh chỉ nhớ đại ý như thế này) Tôi hoàn toàn không tồn tại trước pháp luật nếu tôi không có hành vi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #91958   31/03/2011

    Dotheanh
    Dotheanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo tình tiết trên thì mình cho rằng đây rõ ràng là trộm cắp tài sản chứ không thể coi là công nhiên được. Mình phản đối ý kiến của Boyluat và hoang8x.

    Việc anh thợ điện có bị nặng tai hay không thì khi xét xử cũng không quan trọng vì nó mang tính chủ quan nhiều. Các bạn thử nghĩ xem, một người thợ điện bình thường (ko bị nặng tai), khi làm một công việc nguy hiểm như vậy, đòi hỏi sự tập trung cao độ thì khó lòng mà để ý tới mọi thứ xung quanh được. Cái chính là xem xét việc khi bị mất tài sản, anh thợ điện có biết hay không mà thôi.

    vì anh thợ không biết mình bị mất xe đạp nên hoàn toàn có thể khẳng định ở đây có "sự lén lút" của A đối với anh thợ điện khi chiếm đoạt tài sản. Nếu anh thợ biết (tức là thấy A lấy xe của mình) thì mới coi là công nhiên chiếm đoạt tài sản. Chỉ cần sự lén lút + hành vi chiếm đoạt tài sản của A là đủ để kết luận đây là tội trộm cắp tài sản rồi.

    Bạn Unjustice nói đúng, khi xét xử thì tòa án họ căn cứ vào hành vi khách quan (luôn là dấu hiệu bắt buộc) là chủ yếu bởi đã ko có hành vi phạm tội thì không bao giờ có tội phạm. Còn trong nhiều tội, mục đích hay động cơ chỉ xét đến khi nó là dấu hiệu bắt buộc mà thôi.

    Ngoài ra, qua lý lẽ ở trên, mình thấy rằng việc A nói câu "anh ơi cho em xin cái xe đạp nhé" không ảnh hưởng gì đến kết quả của việc định tội cả hay việc anh thợ nặng tai cũng vậy. Hay việc đám công nhân thấy vậy mà để yên cũng không liên quan. Khi ra tòa thì việc nhìn thấy tội phạm của đám công nhân cũng chỉ là cơ sở để họ được làm nhân chứng trước tòa mà thôi. Một ý quan trọng ở đây là lén lút hay công khai thì phải xem xét trong mối tương quan của hành vi phạm tội đối với chủ sở hữu tài sản mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #92289   01/04/2011

    mancoi_hlu
    mancoi_hlu

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    mình cũng đồng tình với quan điểm hành vi trên đây cấu thành  tội trộm cắp tài sản chứ không thể là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được

     
    Báo quản trị |  
  • #92441   02/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người, chủ đề này đã khá lâu rồi nhưng vẫn có người khai quật được nó. Mình thấy có hai thành viên mới muốn trao đổi về vấn đề này, vậy nên mình thử đổi ví dụ ở đâu bài một chút nhé:

    Một Thợ điện khi leo lên cột điện sửa chữa điện, để xe đạp ở ven đường, khi Thợ điện đang sửa chữa trên cao A đến nói “ Anh ơi cho em xin cái xe đạp nhé ”.

    Tiếp đó có hai khả năng xảy ra:

    Một là anh thợ điện quay xuống và thấy A đang dắt xe của mình chạy mất, chỉ biết ngậm ngùi cay đắng nhìn chiếc xe của mình bị dắt đi.

    Hai là anh thợ điện không quay xuống và A vẫn dắt xe của anh này đi mất.


    Như vậy theo mọi người trường hợp hai là A phạm tội trộm cắp, vậy trường hợp một thì A phạm tội gì đây ?

    Nếu nói trộm cắp thì liệu có đúng không ? Vì ở đây không hề có tính lén lút nào cả. A lấy xe, và hô cho anh thợ điện biết, và anh thợ điện biết A lấy xe. Như vậy cấu thành tội phạm của tội trộm cắp không hoàn thành và A không phạm tội nào cả theo quan điểm của mọi người !?

    Nếu mọi người bảo đây là công nhiên... thì đúng về mặt cấu thành tội phạm, nhưng mình lại hỏi thêm là nếu cho rằng 1 là công nhiên... 2 là trộm cắp vậy cùng một hành vi khách quan, một ý thức chủ quan trong hành vi, mà chỉ vì nạn nhân có biết việc tài sản của mình bị chiếm đoạt hay không mà hành vi đó lại được định tội khác nhau trong các trường hợp liệu có hợp lý !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #92577   03/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào mọi người!
    Xin có ý kiến nhé
    Theo tôi, hành vi của A không cấu thành tội trộm cắp (tương đối thôi, dựa trên những dữ kiện mà tình huống đã đưa ra).

    Sự khác nhau cơ bản của tội trộm cắp và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chổ là có hành vi lén lút hay không.

    Rõ ràng chúng ta nhận thấy, hành vi của A khi chiếm đoạt tài sản là không hề lén lút (theo sự nhận thức và ý chí của A). Chúng ta không thể dựa vào việc người thợ điện vì không nghe thấy nên cho rằng hành vi của A là không lén lút. Phân tích như vậy là không hợp lý, hành vi khách quan của tội phạm phải được thể hiện bằng ý chí hành động của người phạm tội, A có hành vi chiếm đoạt một cách công khai không hề lén lút gì cả, chẳng qua là do người thợ điện không nghe thấy....

    Để minh chứng cụ thể hơn, tôi xin đưa ra ví dụ: A chở bằng xe đạp đang lưu thông trên đường, vì mãi nói chuyện (trong khi đạp xe A hay quay lại nói chuyện với B), trong lúc đó, có một đối tượng đi ngang qua và giật lấy giỏ xách của A để trước giỏ xe đạp, lúc đó người dân có phát hiện nhưng A và B vẫn không biết là mình bị giật mất túi xách trước giỏ xe đạp (tôi giả dụ là vì mãi nói chuyện nên không A và B không biết). Sau đó, vì người dân phát hiện nên đuổi theo và bắt được người có hành vì phạm tội này. Vậy theo các bạn, Người này phạm tội gì, chúng ta có nên định tội khi chỉ dựa vào việc A có biết hay không biết???

    Tóm lại, theo tôi, khi định tội trong tình huống trên, chúng ta nên dựa vào hành vi khách quan của A được thể hiện bằng ý chí của A khi thực hiện những hành vi nêu trên, và với hành vi của A là hoàn toàn công khai nhằm chiếm đoạt tài sản. 
    Cảm ơn vì đã lắng nghe!!!
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 04/04/2011 08:16:20 SA

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #93912   08/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Hai tình huống boyluat đưa ra rõ ràng là hai tình huống khác nhau. Nếu anh thợ điện không biết việc A dắt xe của mình thì hành vi của A là "lén lút" chiếm đoạt, còn anh thợ điện nhìn thấy A dắt đi mà không làm gì được thì đó là hành vi khách quan của tội "công nnhiên chiếm đoạt" rồi. Trường hợp nkkhuy lại là tình huống khác hoàn toàn, đối tượng "giật giỏ xách" mà nkkhuy nêu trong tình huống cần xác định rõ là đối tượng này có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với chủ sở hữu hay không. Nếu đối tượng không có ý che giấu hành vi của mình đối với A mà chỉ lấy giỏ xách của A một cách nhanh chóng để bỏ chạy thì tên này phạm tội "Cướp giật..". Ngược lại, nếu đối tượng này lợi dụng việc A mải nói chuyện để lén lút chiếm đoạt thì đó là hành vi khách quan của tội "Trộm cắp..".Vì vậy, để xác định đúng tội danh cần xác định rõ đối tượng này có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt của mình với chủ sở hữu hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #93920   08/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào hienkhung. Mình đưa ra một tình huống có hành vi của A giống nhau, chỉ khác về hành vi của chủ thể bị tác động, mà xác định tội danh theo hành vi của đối tượng thực hiện chứ không xác định theo hành vi của đối tượng bị tác động đúng không nào. Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu là anh thợ điện không biết việc xe của mình bị dắt đi mà bạn khẳng định hành vi của A mang tính lén lút là quá vội vàng đấy. Dấu hiệu lén lút của tội trộm cắp thể hiện qua ý thức chủ quan của tội phạm là che dấu hành vi phạm tội của mình với chủ sở hữu chứ không thể hiện qua việc chủ sở hữu có biết mình bị mất tài sản hay không.

    Vậy theo hienkhung thì bạn làm thế nào để xác định ý thức chủ quan của A trong tình huống ở đề bài.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #94022   09/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     Tôi đồng ý với boyluat là xác định tội danh thông qua ý thức chủ quan của tội phạm. Tuy nhiên, để xác định được ý thức chủ quan của tội phạm phải căn cứ từ hành vi khách quan và xin nói lại cho rõ là: Nếu A thấy anh thợ điện biết việc A lấy xe nhưng vì đang ở trên cao không có điều kiện ngăn cản A nên A vẫn lấy thì hành vi của A là công nhiên chiếm đoạt. Còn nếu việc A nói "cho em xin chiếc xe..." chỉ cốt để che giấu hành vi của mình với người xung quanh, A biết anh thợ điện không nghe được câu nói của A và không biết việc A dắt xe thì hành vi của A là lén lút chiếm đoạt...Việc xác định thái độ chủ quan của A phải được làm rõ bằng cách hỏi cung A, lấy lời khai anh thợ điện. Tôi nghĩ khi A nói với anh thợ điện "cho em xin chiếc xe.." chắc chắn A sẽ nhìn lên anh ta và A sẽ biết anh thợ điện có nghe thấy A hay không, có nhìn thấy A lấy xe hay không.
     
    Báo quản trị |