Phạm tội ở Tây Ban Nha về Việt Nam có phải chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #589415 08/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Phạm tội ở Tây Ban Nha về Việt Nam có phải chịu trách nhiệm?

    Gần đây, vụ việc xảy ra khi công dân Việt Nam vi phạm pháp luật tại Tây Ban Nha, nhiều luồng ý kiến cho rằng công dân vi phạm pháp luật tại nước sở tại sẽ phải chịu hình phạt tương tự khi quay về Việt Nam, trong khi số khác cho rằng pháp luật các nước lại khác nhau. 
     
    pham-toi-o-nuoc-ngoai-co-bi-xu-ly-tai-viet-nam
     
    Sự việc này không phải là mới, tuy nhiên để làm rõ hơn thì cần phải phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc xét xử theo quốc tịch cũng như quy định về dẫn độ pháp luật.
     
    Công dân có phải tuân thủ pháp luật quốc gia và pháp luật nước sở tại?
     
    Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.
     
    Theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức nước ngoài mà vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam được xem là tội phạm sẽ bị xử lý hình sự. Có thể suy lại rằng nếu hành vi vi phạm tại nước ngoài của công dân Việt Nam được xem là tội phạm tuy nhiên dẫn chiếu về luật Việt Nam mà không có yếu tố hình sự thì không được xem là tội phạm.
     
    Như vậy, khi nước sở tại mà công dân Việt Nam vi phạm pháp luật không có luật dẫn độ với quốc gia Việt Nam thì chỉ bị xử lý tại nước vi phạm.
     
    Có thể thực hiện việc dẫn độ để về Việt Nam xét xử hay không?
     
    Hiện nay, Việt Nam và Tây Ban Nha đã có văn bản hợp tác về tư pháp thông qua Thông báo 34/2017/TB-LPQT về việc thực hiện quy định tại Điều 56 Luật Điều ước quốc tế 2016
     
    Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha.
     
    Hình thức dẫn độ được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông báo 34/2017/TB-LPQT về chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thông qua Cơ quan trung ương, các Bên có thể chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tư pháp của Bên kia khi xét thấy Bên đó có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
     
    Theo như quy định trên để dễ dàng xét xử hơn thì Việt Nam và Tây Ban Nha có thể thỏa thuận trong việc truy cứu tại một trong hai nước, trong trường hợp này có thể tùy vào pháp luật cụ thể nước sở tại mà công dân có thể được xét xử tại Việt Nam nhằm bảo hộ công dân.
     
    Do đó, bên được yêu cầu phải thông báo cho bên yêu cầu thủ tục tố tụng áp dụng đối với vụ án được chuyển giao và nếu thấy phù hợp, gửi cho bên yêu cầu bản sao quyết định được ban hành.
     
    Như vậy, công dân khi vi phạm pháp luật tại nước ngoài trong trường hợp đất nước đó có dẫn độ với Việt Nam thì có thể người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt ở cả hai nước. Ngược lại, ở những đất nước không có dẫn độ với Việt Nam thì chỉ bị xử lý tại nước sở tại.
     
     
    677 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    gialuatmeow (13/08/2022) ThanhLongLS (09/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589429   08/08/2022

    Phạm tội ở Tây Ban Nha về Việt Nam có phải chịu trách nhiệm?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Cá nhân Việt Nam bị điều tra và phát hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài mà giữa nước đó với Việt Nam có hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm thì cá nhân đó sẽ có thể được dẫn độ về nước và chịu sự trừng phạt xứng đáng của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #589455   09/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn, trước khi thực hiện dẫn độ thì cá nhân Việt Nam phạm tội tại nước ngoài phải chịu hình phạt của nước sở tại sau đó áp dụng biện pháp trục xuất thực hiện biện pháp dẫn độ bên Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #589468   09/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Phạm tội ở Tây Ban Nha về Việt Nam có phải chịu trách nhiệm?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn, công dân khi vi phạm pháp luật tại nước ngoài trong trường hợp đất nước đó có dẫn độ với Việt Nam thì có thể người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt ở cả hai nước. Ngược lại, ở những đất nước không có dẫn độ với Việt Nam thì chỉ bị xử lý tại nước sở tại.

     
    Báo quản trị |  
  • #589477   09/08/2022

    Phạm tội ở Tây Ban Nha về Việt Nam có phải chịu trách nhiệm?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục dẫn độ theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể tại BLTTHS năm 2015Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Tuy nhiên, hoạt động dẫn độ còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác như BLTTHS năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tố cáo năm 2018, Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Cư trú năm 2020… và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    Theo Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, dẫn độ được hiểu là “việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc ngoài bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó”. Khái niệm này được đánh giá là sự kế thừa khái niệm dẫn độ được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Theo đó, dẫn độ có thể được chia thành hai hình thức: dẫn độ chủ động và dẫn độ bị động. Trong dẫn độ chủ động, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc đã bị kết án hình sự; trong khi dẫn độ bị động là việc thực hiện dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc đã bị kết án hình sự.

    Điều 492 BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự theo đó “hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”. Nguyên tắc này được áp dụng chung cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, bao gồm hình thức dẫn độ tội phạm. Bên cạnh đó, liên quan đến chủ thể thực hiện, tại Điều 493 BLTTHS quy định “Bộ Công an là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và những hoạt động hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật”.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/08/2022)