Gần đây, vụ việc xảy ra khi công dân Việt Nam vi phạm pháp luật tại Tây Ban Nha, nhiều luồng ý kiến cho rằng công dân vi phạm pháp luật tại nước sở tại sẽ phải chịu hình phạt tương tự khi quay về Việt Nam, trong khi số khác cho rằng pháp luật các nước lại khác nhau.
Sự việc này không phải là mới, tuy nhiên để làm rõ hơn thì cần phải phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc xét xử theo quốc tịch cũng như quy định về dẫn độ pháp luật.
Công dân có phải tuân thủ pháp luật quốc gia và pháp luật nước sở tại?
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.
Theo quy định trên thì cá nhân, tổ chức nước ngoài mà vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam được xem là tội phạm sẽ bị xử lý hình sự. Có thể suy lại rằng nếu hành vi vi phạm tại nước ngoài của công dân Việt Nam được xem là tội phạm tuy nhiên dẫn chiếu về luật Việt Nam mà không có yếu tố hình sự thì không được xem là tội phạm.
Như vậy, khi nước sở tại mà công dân Việt Nam vi phạm pháp luật không có luật dẫn độ với quốc gia Việt Nam thì chỉ bị xử lý tại nước vi phạm.
Có thể thực hiện việc dẫn độ để về Việt Nam xét xử hay không?
Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha.
Hình thức dẫn độ được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông báo 34/2017/TB-LPQT về chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thông qua Cơ quan trung ương, các Bên có thể chuyển giao việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho các cơ quan tư pháp của Bên kia khi xét thấy Bên đó có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
Theo như quy định trên để dễ dàng xét xử hơn thì Việt Nam và Tây Ban Nha có thể thỏa thuận trong việc truy cứu tại một trong hai nước, trong trường hợp này có thể tùy vào pháp luật cụ thể nước sở tại mà công dân có thể được xét xử tại Việt Nam nhằm bảo hộ công dân.
Do đó, bên được yêu cầu phải thông báo cho bên yêu cầu thủ tục tố tụng áp dụng đối với vụ án được chuyển giao và nếu thấy phù hợp, gửi cho bên yêu cầu bản sao quyết định được ban hành.
Như vậy, công dân khi vi phạm pháp luật tại nước ngoài trong trường hợp đất nước đó có dẫn độ với Việt Nam thì có thể người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt ở cả hai nước. Ngược lại, ở những đất nước không có dẫn độ với Việt Nam thì chỉ bị xử lý tại nước sở tại.