Phạm tội giết người hay là phòng vệ chính đáng, vô ý làm chết người trong trường hợp này?

Chủ đề   RSS   
  • #495132 27/06/2018

    Lethien88

    Male
    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạm tội giết người hay là phòng vệ chính đáng, vô ý làm chết người trong trường hợp này?

    Xin cho tôi tư vấn. Đi lên để lấy nợ và bị phục kích, bị con nợ bao vây đánh và có dùng hung khí để đánh và cố đuổi giết. Trong khi tụi tôi bỏ chạy được nhưng trong 2 người con, 1 người bị bao vây lại không chạy được. Trong lúc người ta dùng hung khí tấn công nó. Thì nó muốn thoát thân nên né qua chụp được hung khí đối phương và nhớ có cây dao trong túi áo nên móc ra đâm 1 cái rồi bỏ chạy thoát thân. Nhưng vô tình nhát dao bị lủng phổi và chết ngươi Vậy xin hỏi trường hợp này có bị cấu vào tội giết người hay không? Hay phạm tội phòng vệ và tự vệ dẫn đến chết người vậy? Và 3 người đi chung có liên quan ko? Có bị coi là đồng phạm ko? Trong khi đó chỉ mục đích lên là xác nhận tiền và lấy tiền, chứ không có mục đích lên đánh lộn hay bàn bạc gì trước khi đi cả. Và cũng không biết người đâm là mang dao theo. Xin tư vấn dùm em. Em xin cảm ơn!

     
    5860 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495136   27/06/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Gửi bạn tham khảo!

    Thứ nhất, “Phạm tội giết người hay là phòng vệ chính đáng, vô ý làm chết người?” để có thể suy luận tình huống trên thuộc cấu thành tội phạm nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố như hành vi phạm tội, hoàn cảnh hiện trường, vị trí đâm, hành vi tấn công của nạn nhân ở mức độ nào, hung khí gây án là gì, mục đích mang theo, quan hệ, mâu thuẫn giữa các bên … với thông tin bạn cung cấp còn khá sơ lược nên khó có thể suy luận thuộc cấu thành tội phạm nào. Bạn có thể tham khảo thêm quy định tai các Điều 22, 125, 123, 128, 11 BLHS 2015.

    Thứ hai, “Có phải đồng phạm không?” để trở thành đồng phạm thì theo quy định tại BLHS 2015 (Điều 17) thì đồng phạm phải có sự bàn bạc phân công rõ ràng, lên kế hoạch để thực hiện tội phạm đối với từng vai trò cụ thể. Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496207   06/07/2018

    JuneJuly
    JuneJuly

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội vô ý làm chết người.

    Căn cứ theo điều 11 và điều 128 – BLHS 2015. Đây không phải tội vô ý làm chết người.

    Điều 11. Vô ý phạm tội

    Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

    1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

    2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Điều 128. Tội vô ý làm chết người

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Trong tình huống này, hành vi rút dao từ trong túi áo ra để đâm nạn nhân không phải là hành vi vô ý ( vô ý gồm vô ý vì cẩu thả và vô ý do quá tự tin)

    Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Đây không phải là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vì hành vi đuổi đánh không mang tính khiêu khích gây bực tức cho người phạm tội. Và hành vi rút dao đâm của người phạm tội cũng không phải để xả sự bực tức.

    Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Phòng vệ chính đáng, tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng

    Hành vi phòng vệ chỉ được coi là chính đáng khi đó là hành vi chống trả ở mức tương xứng và cần thiết. Để xét xem hành vi trên có phải phòng vệ chính đáng hay phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không. Ta cần xét các căn cứ để xác định mức độ tương xứng.

    - Dựa vào tính chất mối quan hệ xã hội bị xâm hại, hành vi xâm hại đến mối quan hệ xã hội càng quan trọng thì cường độ của hành vi phòng vệ phải càng cao thì mới có thể chống trả được.

    - Dựa vào tính chất, phương pháp, công cụ, phương tiện và cường độ tấn công.

    - Dựa vào số lượng ( quy mô ) người tấn công

    - Dựa vào sự quyết tâm (ý chí) của người tấn công.

    - Dựa vào không gian, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khác khi xảy ra sự việc.

    Như vậy, phải xem xét tổng hợp các yếu tố trên bằng việc xem xét cụ thể hơn các tình tiết xảy ra trong vụ án và mong muốn bạn cung cấp kĩ lưỡng hơn. Việc giám định sự tương xứng này sẽ do cơ quan điều tra đưa kết quả.

    +Nếu không có sự tương xứng giữa hành vi tấn công và hành vi chống trả, cụ thể là nạn nhân khi đó có hành vi tấn công ở mức nhẹ hơn hành vi chống trả ( gây chết người) vì người này sẽ bị xét vào tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng.

    Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

    1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    +Nếu có sự tương xứng, cụ thể là chứng minh được hành vi của nhóm người bao vây có thể gây nguy hiểm tính mạng của người chống trả thì đây chỉ được coi là hành vi phòng vệ chính đáng, không phải là tội phạm.

    Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Tội giết người

    Để xem tình huống trên phạm tội giết người hay không. Ta cần chú trọng vào mục đích của người phạm tội.

    Tội giết người được cấu thành khi hành vi của người phạm tội mang mục đích muốn gây ra cái chết cho nạn nhân.

    Có thể phân tích về hành vi của người phạm tội trong tình huống trên không phải mong muốn gây ra cái chết cho nạn nhân bởi người phạm tội lúc đó bị bao vây, bao vây tức là bởi nhiều người nên anh ta không hề có ý định nhắm trước vào ai mà tình huống xảy ra lúc đó chỉ là ngẫu nhiên do bị phục kích, tấn công và đuổi giết.Tuy nhiên để chứng minh được hoàn toàn anh ta không hề có mục đích giết người còn dựa vào nhiều yếu tố. Việc này phải thông qua khám nghiệm tử thi và việc lấy lời khai của nhân chứng. Dựa vào hoàn cảnh, sự kiện xảy ra tại hiện trường.  Anh ta cũng phải chứng minh được việc mình mang con dao trong túi là để phòng vệ và chứng minh được hành vi tấn công của nhóm người bao vây gồm nạn nhân có thể gây nguy hiểm tính mạng cho anh ta.

    Điều 123. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết 02 người trở lên;

    b) Giết người dưới 16 tuổi;

    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 

    Cập nhật bởi JuneJuly ngày 06/07/2018 05:21:10 CH
     
    Báo quản trị |