Phạm tội giết người, cố ý gây thương tích, hay không phạm tội ...?

Chủ đề   RSS   
  • #199815 09/07/2012

    ablaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Phạm tội giết người, cố ý gây thương tích, hay không phạm tội ...?

    Xin Luật sư tư vấn giúp trường hợp sau đây thì B phạm tội giết người, hay cố ý gây thương tích hay không phạm tội, hoặc ý kiến khác. Trân trọng cảm ơn.

    "A và B đánh C, C chết.

    Trong đó, A thực hiện hành vi đánh cho đến khi C gục xuống, còn B thì nửa chừng nói với A là thôi đừng đánh nữa kẻo C chết, nhưng A vẫn thực hiện.

    VKS truy tố A và B tội giết người theo khoản 2 điều 93 BLHS."

     
    13397 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #202462   21/07/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    tội giết người ở điều 93 blhs được nhà nước việt nam xây dựng với cttp khá phức tạp bởi quyền sống là quyền cơ bản nhất của con người

    theo mình và với sự tham khảo ở một số nguồn thì việc xem xét tội giết người ở cttp nào còn tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội.

    khi xác định người thực hiện tội phạm thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp (tức là nhận thừc được hành vi nguy hiểm chi xã hội, nhận thừc được hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra) thì truy cứu tnhs hành vi phạm tội theo cttp hình thức bởi chỉ hành vi của người phạm tội thể hiện dầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội.

    còn khi xác định được người thực hiện tội phạm thực hiện với lỗi cố y gián tiếp( tức là nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thừc được hậu quả có thể  xảy ra tuy không monh muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra) thì truy cứu tnhs theo cttp vật chất tức là phạm tội đến đâu thì truy cứu đến đó.

    (bạn chú ý là nếu người phạm tội nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hậu quả chắc chắn xảy ra thì việc xác định có mong muốn hay không là vô nghĩa bởi ko ai nhận thức được hậu quả chắc chắn xảy ra mà thực hiện lại mong muốn hậu quả không xảy ra trừ trường hợp bị cưỡng bức và bất khả kháng và đó là lỗi cố ý trực tiếp)

    còn việc tự ý nửa chứng chấm dứt tội phạm thì lhs vn không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội định phạm (tất nhiên hậu quả của tội phạm đó chưa xảy ra), hậu quả đến đâu thì tctnhs đến đó.

    mình chỉ giải thích như thế và chắc chắn b không bị truy cứu tnhs về tội giết người còn việc định tội danh của a còn tùy thuộc vào biên bản hỏi cung của cơ quan điều tra(vì bài viết của bạn chưa đề cập mấu chất cần thiết để định tội danh)

    mong gíup ích được bạn!!!!!!!!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #202747   22/07/2012

    ablaw
    ablaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2012
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn Bạn H2C đã cho ý kiến,

    Mình cũng nghĩ như bạn là B không thể bị truy cứu tội giết người. Tuy nhiên B đã bị VKS truy tố theo khoản 2 điều 93 BLHS. Vấn đề ở đây là nếu B không phạm tội giết người thì là tội gì.

    Có ý kiến cho rằng B tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong trường hợp này C đã chết nên sẽ khó cho B nếu LS bào chữa theo hướng này.

    Có ý kiến cho rằng C phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS. Nhưng trong trường hợp này sẽ xác định mức độ thương tích của C như thế nào để định tội, định khung hình phạt đối với B?

    Theo mình, cần trả hồ sơ để VKS điều tra lại, nhưng theo các bạn và các Luật sư thì B sẽ phạm tội gì. Rất mong các bạn và các Luật sư có kinh nghiệm trong các trường hợp tương tự cho ý kiến.

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #202757   22/07/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    mình xin đưa ra một số ý kiến để tham khảo:

    để định tội b thì việc xác định mục đích phạm tội là gì giữ yếu tố then chốt. sở dĩ mình nói vậy vì ở đây chưa đủ căn cứ xác định lỗi trong trường hợp này là tội giết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến chết người( đây là nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và việc xác định ý thức chủ quan ở đây là vô cùng khó khăn)

    chi tiết được bạn đề cập ở đây là: "còn B thì nửa chừng nói với A là thôi đừng đánh nữa kẻo C chết, nhưng A vẫn thực hiện." theo suy đóan của mình thì việc đánh người của a và b đã được thỏa thuận từ trước và do bạn không đề cập đến hung khí trong trường hợp này nên mình nghĩ tội phạm được thực hiện đồng phạm ở đây là cố ý gây thương tích bởi nếu giết người thì việc chuẩn bị thực hiện tội phạm phải được tình tóan thật kỉ và không ai chỉ dùng tay không đánh cho tới chết và chi tiết b nói" kẻo nó chết" làm gỉa thuyết mình đặt ra càng chắc chắn hơn.

    do đó tội a và b định phạm là" cố ý gây thương tích hay gây tổn hại đến sức khỏe" được qui định tại điều 104 blhs.

    việc định tội danh trong đồng phạm tuân theo các nguyên tắc sau:

    nguyên tắc 1 chịu trách nhiệm chung về tòan bộ tội phạm

    nguyển tắc 2 chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

    nguyên tắc 3 cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.

    trong trường hợp này thì cả 3 nguyên tắc trên đều được áp dụng trong việc định tội danh

    như trên mình đã khẳng định: đồng phạm ở đây là "cố ý gây thương tích..." thì cả a và b đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích theo điều 104 (còn ở khỏan mấy thì xin ý kiến của chuyên gia) blhs theo nguyên tắc 1 vì hành vi tự ý chấm dứt tội phạm của b không có ý nghĩa khi tội phạm đã hòan thành( tội cố ý gây thương tích hòan thành)

    nguyên tắc 2 buộc a phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi vượt quá của mình theo khỏan 4 điều 104" phạm tội dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt ngiêm trọng)

    theo nguyên tắc 3 thì xác định vai trò của a và b trong đồng phạm đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi người(người chủ mưu, người thực hiện, người giúp sức, người xúi giục)

    trên đây làa tòan bộ ý kiến của mình! mong được sự đóng góp xây dựng!!!!!!!!!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #206865   12/08/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    + Việc A đánh chết C hành vi của A đã cttp giết người quy định tại điều 93 BLHS.ở đây giả xử B được bào chữa theo hướng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì phải thoản mãn các yếu tố sau:

    Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành.Bởi khi tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành thì cũng có nghĩa người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mong muốn và do vậy không thể có việc tự ý dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm.

    Mình cũng xin nhấn mạnh 1 điều là việc xác định cttp chủ yếu dựa trên hành vi chứ không phải ở ý chí,ý chí phải thể hiện thành hành vi khi đó mới có thể xác định cttp.Việc tòa án xét xử như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi xét kỹ tình huống '' A thực hiện hành vi đánh cho đến khi C gục xuống, còn B thì nửa chừng nói với A là thôi đừng đánh nữa kẻo C chết, nhưng A vẫn thực hiện.''Việc xác định C gục xuống đã chết hay là chưa chết là cực kỳ khó khăn bởi khi A,B thực hiện liên tiếp các hành vi đánh C và sau đó dẫn đến cái chết của C .Theo mình điểm mấu chốt của vụ án này chính là việc C chết trước hay sau khi B nói.Tuy nhiên sự việc diễn ra nhanh như vậy rất khó có thể xác định được.Ngoài ra yếu tố lỗi cố ý ở đây cũng là một nguyên nhân lớn để tòa án phán xét như vậy.A có ý muốn giết chết C và giết C bằng được,ở đây cũng có thể xác định A,B là đồng phạm.Vì vậy việc tòa xử như vậy cũng là việc khó tránh khỏi.

    Mong các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến.

    Thân !

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #207263   14/08/2012

    h2c_2310
    h2c_2310

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2012
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    phạm tội chưa đạt đã hòan thành phải thỏa mãn các yếu tố:

    -người thực hiện hành vi phạm tội đã thực hiện hết hành vi káhch quan của tội phạm chứ không thể đề cập là "hành vi mong muốn"

    -hậu quả của tội phạm chưa xảy ra( tất nhiên chỉ đối với cttp vật chất). và hậu quả thực tế đã xảy ra đó chưa thỏa mãn mục đích của người phạm tội( sai lầm về nhận thừc của người phạm tội)

    theo lý luận thì tự ý nửa chừng chấm dút việc phạm tội không thể ở giai đọan phạm tội chưa đạt đã hòan thành bởi vì người phạm tội đã có sự sai lầm về nhận thừc của hậu quả tội phạm và mục đích của mình, nếu ko có sự sai lầm này thì tội phạm sẽ được thực hiện đến cùng.

    ví dụ: a muốn tứớc đi tính mạng của b đã dùng dao đâm nhiều nhát vào người làm b quị xuống tại chỗ, nằm bất động. a thấy vậy nghĩ b đã chết (phù hợp mục đích), a bỏ đi. nhưng được người dân xung quanh cứu sống thì đây là phạm tội chưa đạt đả hòan thành. vậy thì hành động a bỏ đi không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. nhưng nếu cũng hành vi a đâm b, b không còn  sức kháng cự nhưng a không tiếp tục đâm nữa mà bỏ đi (giả sử đó là đọan đường thường có người đi qua và a biết nếu không tiếp tục đâm cho đến khi a chết thì sẽ có người cứu sống) thì lúc này hành vi khách quan của tội giết người đã hòan thành nhưng a vẫn đựợc hưởng tự ý nửa chứng chấm dút việc phạm tội.

    hơn nữa đề bài không đề cập mục đích của a, b đánh c nhằm tước đi tính mạng của c.

    và cũng như lý luận ở trên. chi tiết được đề cập ở đây là: "còn B thì nửa chừng nói với A là thôi đừng đánh nữa kẻo C chết (ở đây b đã lường trước hậu quả không mong muốn), nhưng A vẫn thực hiện." theo suy đóan của mình thì việc đánh người của a và b đã được thỏa thuận từ trước và do bạn không đề cập đến hung khí trong trường hợp này nên mình nghĩ tội phạm được thực hiện đồng phạm ở đây là cố ý gây thương tích bởi nếu giết người thì việc chuẩn bị thực hiện tội phạm phải được tình tóan thật kỉ và không ai chỉ dùng tay không đánh cho tới chết và chi tiết b nói" kẻo nó chết" làm gỉa thuyết mình đặt ra càng chắc chắn hơn. vả lại nếu đã có bàn bạc từ trước về mục đích giết người thì a, b phải chuẩn bị công cụ nhằm nhanh chóng tước đi tính mạng c, loại trừ sự kháng cự của c và tránh đi sự can thiệp từ bên ngoài không mong muốn.

    mình sẽ bào chữa cho 2 bị cáo theo hướng cố ý gây thương tích!

    mời bạn đóng góp thêm!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn h2c_2310 vì bài viết hữu ích
    ablaw (12/09/2012)
  • #213187   12/09/2012

    namthanh6789
    namthanh6789

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Hành vi của A và B đều phải bị truy cứu TNHS tội giết người theo điểm n, khoản 1, điều 93 BLHS vì:

     1. Tuy không sử dụng vũ khí nguy hiểm nhưng cả 2 cùng cố ý thực hiện hành vi nhằm mục đích  đánh chết C, đã phạm vào tình tiết định khung là "có tính chất côn đồ".

    2. Khi thực hiện hành vi thì cả hai đều là đồng phạm (do chưa nêu rỏ được ai là chủ mưu) của tội Giết người, ở đây chỉ có thể cá biệt về hình phạt chứ không cá biệt về tội danh được. Việc B bảo A ngừng lại nhưng không có hành động nào cụ thể, tích cực ngăn chặn A, thì không thể xem xét là "Tự ý nữa chừng chấp dứt" mà chỉ có thể xem là tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình.

    3. VKS truy cứu theo khoản 2, Đ 93 là quá nhẹ.

    Cập nhật bởi namthanh6789 ngày 12/09/2012 11:19:47 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #213306   12/09/2012

    franxi
    franxi

    Male
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 6 lần


    trong trường hợp này với các tình tiết như mô tả ở trên thì rất khó định tội danh, để xác định chính xác cân phải giải quyết các vấn đề sau :

    -  "A thực hiện hành vi đánh cho đến khi C gục xuống" vậy B có cùng đánh cho C gục xuống không?

    - hành động tiếp theo của A sau lời can ngăn của B là như thế nào?

    - kết quả khám nghiệm tử thi kết luận ra sao, phù hợp với hành động nào của A hay B hay cả hai.

    - có thể là khi B nhận thấy việc đánh C của mình và A là có thể gây ra chết người rồi mới bảo A dừng lại( không thể khẳng định B đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tôi được). nêu trường hợp này xảy ra thì cả 2 đều bị truy tố theo Đ 93 là đúng.

    thân!

     
    Báo quản trị |