Chào mancoi_hlu!
Bạn tìm đọc Chương X và Chương XI BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn áp dụng BLDS sẽ không thấy có bất cứ một quy định nào căn cứ vào giá trị tài sản để phân loại tài sản có đăng ký QSH và tài sản không đăng ký QSH.
Pháp luật nước ta quy định xe máy là tài sản phải đăng ký QSH, nhưng không vì thế mà đương nhiên xác định xe máy là tài sản có giá trị lớn. Có những tài sản giá trị lớn hơn nhiều so với xe máy nhưng không bắt buộc phải đăng ký QSH như vàng, kim cương, đá ru bi chẳng hạn.
Hơn nữa, trong Bộ luật hình sự, có một số tội phạm có quy định về giá trị tài sản lớn, rất lớn, đặc biệt lớn là tình tiết định khung hình phạt. Nhưng để xác định thế nào là tài sản có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn đối với từng loại tội phạm cụ thể đó phải có văn bản hướng dẫn, chứ không phải bằng nhận định của con người dựa vào giá trị thực tế của tài sản đó. Và phải thông qua định giá tài sản để đối chiếu giá trị của nó với giá trị theo văn bản hướng dẫn để xác định tài sản đó có giá trị lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn.
Ví dụ như một người thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy. Bằng mắt thường ai cũng có thể xác định giá trị của nó là trên 2 triệu đồng. Nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không được phép dựa vào sự nhận biết bằng giác quan đó để xử lý họ về tội "Trộm cắp tài sản", mà bắt buộc phải tiến hành định giá tài sản đó. Nếu nó có giá trị dưới 2 triệu thì không xử lý hành sự (nếu không có các yêu tố cấu thành khác); nếu từ 2 triệu trở lên thì mới xử lý về hình sự.
Hoặc như trộm một chiếc xe Toyota Altis moden 2011 đã qua sử dụng. Ai cũng biết giá trị xe mới là trên 700 triệu đồng, có trừ khấu hao cũng còn trên 500 triệu đồng. Nhưng không vì thế mà xác định ngay người phạm tội phạm vào khoản 4 Điều 138 BLHS được. Mà buộc phải định giá để xác định nếu trên 500tr thì áp dụng khoản 4, từ 200tr đến dưới 500tr thì áp dụng khoản 3.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!