Phạm nhân được tham gia BHXH tự nguyện từ 01/01/2020

Chủ đề   RSS   
  • #523131 13/07/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Phạm nhân được tham gia BHXH tự nguyện từ 01/01/2020

    Phạm nhân được tham gia BHXH tự nguyện từ 01/01/2020

    Là nội dung được quy định tại Luật thi hành án hình sự 2019, tại điều 27 về quyền và nghãi vụ của phạm nhân, theo đó phạm nhân có các quyền sau đây:

    a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

    b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

    c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

    d) Được lao động, học tập, học nghề;

    đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

    e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

    g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

    h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

    i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

    k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

    Ngoài ra, Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.

    Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2020

     

     
    6652 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523153   13/07/2019

    Cá nhân mình cảm thấy quy định này mang tính nhân văn cao. Bản thân người phạm nhân khi thi hành án phạt, họ cũng có quyền lo cho tương lai sau này. Việc tham gia bảo hiểm xã hội là một cách để chăm lo quyền lợi một cách chính đáng của phạm nhân

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    nguyenoanhht86 (14/08/2020)
  • #524039   28/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Đây cũng là giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người bị kết án tù, nhất là đối với những phạm nhân đã có thời gian tham gia đóng BHXH.  Việc có quyền tham gia BHXH tự nguyện rất có ý nghĩa đối với tương lai, họ sẽ có thêm 01 phần bảo đảm cho cuộc sống khi mãn hạn tù, tái hòa nhập cộng đồng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #524452   30/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Mình cũng thấy quy định này mang tính nhân văn là chính. Nhưng cũng nên căn cứ tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, giám thị quyết định việc phân loại được quyền hay không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #525175   06/08/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin mới mà bạn đã cập nhật. Tuy nhiên, mình cảm thấy nó vừa mới mà vừa cũ. Tại sao mình nói khó hiểu như vậy? Nó mới bởi vì được quy định cụ thể, rõ ràng tại một điều luật của Luật thi hành án hình sự 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Còn mình nói nó cũ là bởi vì pháp luật bảo hiểm cũng đã ngầm ghi nhận điều này từ lâu. Mình dẫn chứng cụ thể như sau:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận: "Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất"

    Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận: công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

    Có thể lý giải tại sao phạm nhân lại được đóng BHXH tự nguyện như sau: vì phạm nhân cũng là con người, phạm nhân rồi cũng có thể cải tạo tốt và quay lại cuộc sống bình thường như bao người, phạm nhân cũng là công dân Việt Nam, nên hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm xã hội, là một trong những quyền lợi cơ bản của công dân.

    Cập nhật bởi ChanhLe96 ngày 06/08/2019 09:10:05 CH gắn link
     
    Báo quản trị |  
  • #530028   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Ý nghĩa của việc đi tù tập trung ở việc cách ly tội phạm với xã hội, sau đó cải tạo chứ ko phải là tước đoạt quyền cơ bản của người ta. Hình phạt chính là mất tự do, họ vẫn là con người nên vẫn phải được hưởng như nhu cầu tối thiểu của 1 con người, đó là sự văn minh của nhân loại.

     
    Báo quản trị |