Trước nhiều ý kiến thắc mắc về câu hỏi phạm lỗi trong bóng đá dẫn đến thương tích cho đối phương trên 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội cố ý gây thương tích hay không?
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên cần phải bóc tách ra từng trường hợp khác nhau, để thấy rằng khả năng CÓ đối với câu hỏi này rất hiếm và gần như chưa hề xảy ra trong lịch sử thi đấu các môn thể thao đối kháng.
Chúng ta cần phải phân tích cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích, bao gồm:
- Chủ thể: Ở đây là người từ đủ, theo quy định của BLHS hiện hành. Như vậy với các môn thể thao dành cho các lứa tuổi U14 thì không thể xảy ra trường hợp này.
- Chủ quan: Diễn biến tâm lý của người thực hiện hành vi phạm lỗi trong thể thao, bao gồm mục đích, động cơ, ý chí thực hiện tội phạm, nhận thức về hành vi mình thực hiện…). Việc chức mình được mặt chủ quan của tội phạm trong trường hợp nay là cực kỳ quan trọng và cũng có thể nói là cực kỳ khó để chứng minh.
Lỗi trong thi đấu thể thao là lỗi cố ý, tuy nhiên xét về mục đích và động cơ, phải chứng minh được người phạm lỗi có chủ đích triệt hạ đối phương nhằm gây thương thật cho đối phương, nhằm làm phương hại đến sức khỏe của đối phương. Như đã nói, việc chứng minh này cực kỳ khó, là vì sao? Vì trong thi đấu thể thao, mọi va chạm đều phục vụ cho mục tiêu là dành chiến thắng trong thi đấu, hoặc cụ thể hơn là dành chiến thắng cho pha tranh chấp cụ thể nào đó chứ không phải là nhằm làm phương hại đến sức khỏe của đối phương. Chúng ta cần phân biệt rõ hành vi cố ý gây thương tích khác hoàn toàn với cố ý phạm lỗi (mục đích là tranh chấp bóng) dẫn đến thương tích.
Nếu cơ quan điều tra chứng minh được cầu thủ A có thù hằn, hiềm khích với cầu thủ B, trong trận đấu A tấn công B nhằm triệt hạ, làm phương hại đến sức khỏe của B thì A hoàn toàn có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Lúc này bài toán quay về việc trả lời câu hỏi “Có chứng minh được lỗi cố ý hay không?”, nghe có vẻ đơn giản mà không hề đơn giản chút nào.
- Khách thể: Quan hệ xã hội được điều chỉnh ở đây là các cầu thủ khi thi đấu thể thao đối kháng.
- Khách quan: Hành vi thực hiện pha phạm lỗi, mối quan hệ hậu quả và hành vi.
Như vậy, có thể thấy rằng việc một cầu thủ phạm lỗi trong bóng đá nói riêng cũng như thể thao nói chung có bị truy cứu trách nhiệm hay không, điều đó phụ thuộc vào mục đích của pha phạm lỗi trong thi đấu là gì. Và hoàn toàn có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như vận động viên có ý định, mục đích, động cơ và lợi dụng thể thao để gây phương hại đến sức khỏe của người khác.
Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 17/12/2018 11:13:12 SA