Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi xảy ra tai nạn lao động nhẹ?

Chủ đề   RSS   
  • #610969 26/04/2024

    phamthithucquyen

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/03/2024
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi xảy ra tai nạn lao động nhẹ?

    Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi nhà máy xảy ra tai nạn lao động nhẹ theo quy định pháp luật hiện hành? 

    Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi nhà máy xảy ra tai nạn lao động nhẹ?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động.

    Theo đó, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở được thành lập trong các trường hợp sau đây:

    - Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

    - Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với trường hợp nhà máy xảy ra tai nạn lao động nhẹ thì người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.

    Phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp nào khi nhà máy xảy ra tai nạn lao động nhẹ?

    Đoàn Điều tra tai nạn lao động được tiến hành việc Điều tra ngay kể cả trường hợp vắng một thành viên Đoàn Điều tra?

    Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:

    - Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:

    + Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;

    + Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;

    + Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;

    + Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

    - Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:

    + Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;

    + Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;

    + Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra.

    Do đó, Đoàn Điều tra tai nạn lao động được tiến hành việc Điều tra ngay kể cả trường hợp vắng một thành viên Đoàn Điều tra.

    Hồ sơ vụ tai nạn lao động có những giấy tờ gì theo quy định pháp luật?

    Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định hồ sơ vụ tai nạn lao động cụ thể như sau:

    Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

    - Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);

    - Sơ đồ hiện trường;

    - Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;

    - Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

    - Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

    - Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

    - Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

    - Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

    - Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);

    - Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

    Trong một vụ tai nạn lao động nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.

    Như vậy, hồ sơ vụ tai nạn lao động sẽ bao gồm các tài liệu được quy định trên.

    Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định này. Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    Tóm lại, đối với trường hợp nhà máy xảy ra tai nạn lao động nhẹ thì người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.

     
    171 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận