Phải hiểu như thế nào là "Thượng tôn pháp luật"?

Chủ đề   RSS   
  • #532144 31/10/2019

    luatsugioi-1102

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2019
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 14 lần


    Phải hiểu như thế nào là "Thượng tôn pháp luật"?

    “Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”. “Thượng tôn pháp luật” trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả.
     
    Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để từ đó họ mới có thể chấp hành tốt.
     
    Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được biết và hiểu rõ.
     
    Đồng thời, để tạo điều kiện cho người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau.
     
    Có biết và hiểu rõ về luật pháp được ban hành, thì người dân mới có thể tôn trọng và chấp hành tốt theo nó. Đây là tính “thượng tôn pháp luật” dưới góc nhìn của “phó thường dân”.
     
    Dưới góc độ “các quan”, tính “thượng tôn pháp luật” thể hiện ở việc ban hành và thi thực thi (áp dụng) pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, mà kết quả mong muốn là tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội (xin tham khảo thêm bài viết “Phải hiểu như thế nào là công lý (justice)” mình đã chia sẻ trước đây).
     
    Dưới góc độ này, việc thực thi pháp luật (áp dụng) vào đời sống xã hội có lẽ là khâu quan trọng nhất, mà trong đó, yếu tố con người (người thực thi pháp luật) đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
     
    Luật pháp được ban hành, nếu không được áp dụng vào đời sống xã hội, thì nó ban hành cũng là chỉ để cho vui, để ngắm, và là luật pháp “chết”. Sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu việc áp dụng của nó bị biến tướng, bị lợi dụng để trục lợi, vì lợi ích nhóm, hay do người ban hành và người thực thi pháp luật không đủ trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn... và do vậy, luật pháp sẽ trở thành một thức vũ khí giết người, nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn tính “thượng tôn pháp luật” của trong một hệ thống pháp luật, xã hội.
     
    Chính vì vậy, những người áp dụng (thực thi) luật pháp vào đời sống xã hội sẽ đóng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng để tính “thượng tôn pháp luật” được phát huy tối đa vai trò của nó.
    “Thượng tôn pháp luật” còn phải được theo hiện trong mối tương quan giữa người chấp hành pháp luật (người dân) và người thực thi pháp luật (các “quan”). Mối tương quan này phải bình đẳng, công bằng, theo đó, các “quan” chỉ công tâm thực thi quyền hạn theo chức trách, nhiệm vụ được pháp luật trao cho, mà không bị bất cứ thế lực nào khác chi phối. Bên cạnh đó, người chấp hành pháp luật (người dân) cũng phải được đảm bảo các quyền dân chủ,và chỉ làm đúng theo những gì pháp luật quy định. Người thực thi pháp luật phải có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn người chấp hành pháp luật làm theo đúng thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ do pháp luật quy định. Có như vậy, thì mới đảm bảo được “tính thượng tôn pháp luật” trong một hệ thống pháp luật, xã hội của quốc gia, lãnh thổ.
     
    Tóm lại, có thể thấy tính “thượng tôn pháp luật” là một giá trị được tạo ra bởi sự vận hành đúng chức năng của hệ thống các “mắt xích” ban hành pháp luật - thực thi (áp dụng) pháp luật - chấp hành pháp luật, dựa trên nền tảng các quyền cơ bản về dân chủ và nhân quyền. Nếu một trong các “mắt xích” hoạt động sai, bị lỗi, thì tính “thượng tôn pháp luật” sẽ không được đảm bảo và duy trì, đó gọi là “thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn”.

    TS.LS Phan Minh Thanh - Trưởng văn phòng luật sư Ban Mai - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

     
    15355 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsugioi-1102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532151   31/10/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Mình thấy, với xã hội hiện đại thượng tôn pháp luật là tuân thủ, thực hiện đúng  quy định pháp luật. "Thượng tôn pháp luật" để không bị  vứong vào vòng lao lý,  không bị truy cứu trách nhiệm hình sự  cũng như vi phạm hành chính.  "Thượng tôn pháp luật" để tránh các tranh chấp phát sinh xảy ra và  "thượng tôn pháp luật" êể đảm bảo xã hội văn minh,  trật tự.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    luatsugioi-1102 (02/11/2019)
  • #532176   31/10/2019

    "Thượng tôn pháp luật" - theo quan điểm thì có thể hiểu là đặt pháp luật lên vị trí trên cao và quan trọng, kiểu như phải tuân theo nhất nhất.

    Thực tế thì việc có hiểu luật hay không, có biết đến vai trò, chức năng của luật hay không sợ rằng cũng một bộ phận nào đó vẫn không nghĩ đến, chỉ là nghĩ theo hướng bớt đi một phần rắc rối với cơ quan nhà nước thôi.

    Cập nhật bởi phuongdung003 ngày 01/11/2019 07:57:06 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    luatsugioi-1102 (02/11/2019)